Ngày nay người dùng ngày càng quan tâm và sáng suốt hơn bao giờ hết khi quyết lựa chọn mua một sản phẩm nào đó. Điều này đang ngày càng phổ biến hơn khi mọi người dần nhận thức được sự ảnh hưởng của rác thải từ sản phẩm đến môi trường và tính bền vững của thương hiệu mà họ ủng hộ. Đó là lý do tại sao những thương hiệu lớn và thành công nhất trên thế giới đều đang theo đuổi chiến lược marketing xanh.

Hãy tiếp tục đọc để tìm hiểu về chiến lược marketing xanh, cách thực hiện chiến dịch này và khám phá những lợi ích tiềm năng mà marketing xanh có thể đem lại cho thương hiệu của bạn nhé!

Marketing xanh là gì?

Marketing xanh hay tiếp thị xanh/green marketing là chiến dịch phát triển, thúc đẩy những sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng xanh thân thiện với môi trường. Mục đích của việc sử dụng chiến lược “green marketing” là việc sản xuất các sản phẩm không gây ra bất kỳ thiệt hại nào về môi trường, đồng thời các thành phần và bao bì của sản phẩm đều thân thiện với môi trường.

Một số ví dụ về tiếp thị xanh:

  • Sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường
  • Sử dụng bao bì được làm từ các thành phần có thể tái chế
  • Áp dụng các phương thức kinh doanh bền vững
  • Giảm thiểu khí thải nhà kính trong quá trình sản xuất
  • Đầu tư vào công nghệ năng lượng tái tạo

Các chiến lược tiếp thị xanh ngày càng phổ biến hơn khi mọi người dần trở nên quan ngại với các vấn đề biến đổi khí hậu cũng như các vấn đề về vệ sinh môi trường khác. Tính tới năm 2020, hơn 3/4 người tiêu dùng cho rằng tính bền vững của thương hiệu và trách nhiệm với môi trường có ảnh hưởng khá lớn đến quyết định mua hàng của họ. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp, song song với việc thực hiện mục đích tối đa hóa lợi ích, cũng bắt đầu thay đổi hành vi, hướng tới trách nhiệm bảo vệ môi trường nhiều hơn, nỗ lực hơn với việc đưa khẩu hiệu “xanh hóa, thân thiện với môi trường” vào trong các hoạt động kinh doanh của mình.

Trong khoảng hai thập kỷ trở lại đây, cụm từ Marketing xanh xuất hiện ngày càng nhiều và là vấn đề được ngày càng nhiều doanh nghiệp quan tâm.  Tuy khái niệm marketing xanh còn khá mới lạ ở Việt Nam và chưa được ứng dụng rộng rãi nhưng trong tương lai, marketing xanh sẽ nhanh chóng trở thành xu hướng đi đầu ở Việt Nam và sẽ là vấn đề mà các doanh nghiệp Việt Nam nên quan tâm và chú trọng đầu tư, để có thể bắt kịp sự phát triển của thế giới trong môi trường và xu thế toàn cầu như thế này.

chiến lược marketing xanh

Chiến lược marketing xanh

Chiến lược marketing xanh có thể được thực hiện với rất nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào khả năng sáng tạo của đơn vị. Bên cạnh sản xuất những sản phẩm xanh thân thiện với môi trường,  doanh nghiệp có thể áp dụng những chiến thuật khác để xây dựng chiến lược kinh doanh có thể tận dụng được lợi ích của tiếp thị xanh. Doanh nghiệp có thể sử dụng những hành động sau để đưa vào chiến lược của mình:

  • Sử dụng giấy sinh thái làm bao bì, đóng gói sản phẩm
  • Bỏ qua các tài liệu in tiếp thị không cần thiết, thay vào đó sử dụng tiếp thị điện tử
  • Áp dụng các biện pháp xử lý rác thải có trách nhiệm
  • Cố gắng đạt được các chứng chỉ về sự bền vững của sản phẩm
  • Sử dụng cách đóng gói và vận chuyển hiệu quả
  • Sử dụng năng lượng tái tạo và thực hành nông nghiệp bền vững
  • Từng bước một bù đắp lại lượng khí thải cacbon thông qua đầu tư tái tạo như trồng cây,…

Các công ty xanh hướng tầm nhìn xa hơn về công việc kinh doanh của họ, ưu tiên tương lai của hành tinh và thế hệ sau này thay vì lợi nhuận ngắn hạn.

Những ưu – nhược điểm của chiến lược marketing xanh

Là một xu hướng tiếp thị mới trong nền kinh tế hiện đại, chiến dịch marketing xanh có thể mang đến nhiều ý tưởng mới, phương pháp và cách tiếp cận mới cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh đó, tiếp thị xanh có thể còn tồn tại một số hạn chế mà bạn chưa biết. Vậy chúng ta hãy cùng tiếp tục tìm hiểu về những ưu và nhược điểm của phương thức tiếp cận mới này nhé!

Những ưu điểm của chiến lược marketing xanh

Tiếp thị xanh mang lại cho đơn vị nhiều lợi thế trên thị trường kinh doanh:

  • Thường được khách hàng LOHAS ưu tiên lựa chọn
  • Tiếp xúc và mở rộng thị trường mới, tiếp cận được với những khách hàng mới
  • Tăng trưởng dài hạn
  • Tăng giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp
  • Nâng cao mức độ trung thành của khách hàng
  • Xây dựng hình ảnh thương hiệu tích cực.

Nhược điểm của chiến lược marketing xanh

Bên cạnh những ưu điểm, các chiến dịch marketing xanh cũng còn tồn tại một số hạn chế:

  • Những sản phẩm được triển khai trong chiến dịch tiếp thị xanh thường có giá sản xuất cao hơn, do vậy giá thành sản phẩm cũng cao hơn
  • Marketing xanh ở Việt Nam chưa thực sự phổ biến, người tiêu dùng có nhu cầu sử dụng các sản phẩm không lớn
  • Một số công ty gắn mác “tiếp thị xanh”, “thuần chay” nhưng sản phẩm lại không thực sự có ý nghĩa như vậy khiến cho người tiêu dùng cảm thấy bị lừa dối.

5 yếu tố cốt lõi trong chiến lược marketing xanh

Để xây dựng một chiến lược marketing xanh, các đơn vị cần có một sự chuẩn bị kỹ lưỡng và thậm chí là phải thay đổi rất nhiều về nguyên vật liệu, dây chuyền sản xuất cho đến các thiết kế bao bì, hình ảnh,… Quan trọng hơn cả sẽ có 5 yếu tố cốt lõi mà mọi doanh nghiệp, thương hiệu đều cần phải đảm bảo tuyệt đối

  • Về sản phẩm: Chiến lược marketing xanh không chỉ được tồn tại ở mặt lý thuyết mà là còn phải thực sự bắt nguồn từ nguyên liệu, quy trình sản xuất cho đến rác thải. Tất cả hướng đến mục đích an toàn và bảo vệ môi trường.
  • Về định vị: Trong định vị thương hiệu, sản phẩm trên thị trường thì các yếu tố xanh cũng cần phải nhấn mạnh theo phương hướng chủ đạo. Muốn thành công thì những điều này cần phải song hành ngay từ những tuyên bố đầu tiên.
  • Về giá cả: Đây cũng chính là khó khăn khi bạn triển khai marketing xanh, người tiêu dùng chắc chắn sẽ không thoải mái và sẽ đắn đo rất nhiều khi phải trả chỉ thêm một khoản nữa. Hãy chủ trương để đưa ra các chính sách giá hợp lý hoặc có thể truyền thông để người tiêu dùng hiểu rõ vì sao mức giá này hoàn toàn cân xứng.
  • Về bao bì: Hãy thiết kế bao bì của mình từ những nguyên liệu xanh để gia tăng điểm ấn tượng hơn trong mắt khách hàng. Bởi bao bì là yếu tố bên ngoài và cũng là điều sẽ được khách hàng nhìn thấy đầu tiên để đánh giá về sản phẩm của bạn.
  •   Yếu tố về tái chế: Trong trường hợp bao bì hoặc các nguyên liệu trong sản phẩm không thể tìm kiếm các loại nguyên liệu sạch, an toàn 100% thì có thể thay đổi về các nguyên liệu tái chế. Điều này vẫn không làm mất đi bản chất thực sự của một chiến lược marketing xanh.

Chọn chiến lược Tiếp thi Xanh cho 2011 - Chương trình Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh MBA-MCI

Những điểm bạn cần lưu ý nếu muốn chiến dịch marketing xanh thành công

Sự thành công của một chiến dịch marketing xanh không chỉ nằm ở chất lượng, giá cả của sản phẩm mà còn phụ thuộc rất nhiều vào chiến thuật tiếp thị của bạn. Chiến thuật tiếp thị thành công có thể giúp cho doanh nghiệp thu hút được sự quan tâm và yêu thích của khách hàng và niềm tin, sự trung thành của họ đối với thương hiệu. Để làm được như vậy, bạn cần lưu ý những điểm sau:

1. Làm cho mọi người trở thành một phần của chiến dịch

Mọi người cảm thấy có liên kết và sự tin tưởng với sản phẩm, với thương hiệu khi bạn biến họ trở thành một phần chiến dịch của mình. Do đó, hãy thông báo và kêu gọi sự tham gia của mọi người vào chiến dịch của bạn. Chúng ta có thể xem việc TH True Milk đã làm với chiến dịch thu gom vỏ hộp sữa tặng quà cho khách hàng đã tạo nên một làn sóng tích cực đối với người tiêu dùng trên toàn quốc.

Nếu bạn cũng đang có kế hoạch áp dụng các phương pháp tiếp thị xanh, thì đây có thể là một trong những chiến lược tiếp thị xanh tốt nhất. Chiến lược này sẽ không yêu cầu bạn thực hiện các thay đổi trong quy trình sản xuất của bạn ngay lập tức, nhưng bạn có thể đạt được sự phổ biến và uy tín nhanh chóng.

2. Chia sẻ tiến trình của bạn với mọi người

Chuyển hoàn toàn sang lối sống xanh khó có thể đạt được ngay trong đêm. Quá trình này đòi hỏi bạn phải đi từng bước để có thể đạt được mục tiêu của mình. Chính vì vậy, bạn nên chia sẻ kế hoạch, tiến trình của mình với mọi người để họ có thể hiểu được những điều bạn đang. Việc theo dõi từng bước phát triển của một thương hiệu cũng giúp cho người dùng cảm thấy tin tưởng và gắn bó hơn, như sự phát triển của chính họ.

Để làm được điều đó, bạn được yêu cầu chọn các khu vực mà bạn muốn thực hiện thay đổi và quyết định thời hạn mà bạn dự kiến ​​sẽ đạt được mục tiêu của mình. Sau đó chia sẻ kế hoạch của bạn với mọi người trên các nền tảng truyền thông xã hội và trang web chính thức của bạn và cập nhật cho mọi người về tiến trình của bạn một cách thường xuyên.

Bạn có thể lấy ý tưởng từ chiến dịch tiếp thị xanh của Johnson & Johnson để xây dựng chiến lược của mình

3. Tái chế

Tái chế là một trong những chiến lược tiếp thị xanh tốt nhất và hiệu quả nhất về chi phí. Nhiều công ty lớn như Apple đã áp dụng tái chế để nâng cao uy tín của họ. Ý nghĩa của tái chế là tái sử dụng vật liệu. Tái chế giúp giảm lượng khí thải carbon trên trái đất và cũng giúp giảm chất thải trên hành tinh.

Bạn có thể kêu gọi khách hàng hoàn gửi các sản phẩm bị hỏng và không sử dụng và tái chế chúng thành các sản phẩm hoàn toàn mới. Giống như Apple mua các thiết bị đã qua sử dụng từ khách hàng của họ và đổi lại, giảm giá cho sản phẩm mới và tái chế nguyên liệu của các sản phẩm cũ để xây dựng sản phẩm mới.

4. Sử dụng năng lượng tái tạo

Việc sử dụng năng lượng tái tạo không chỉ hiệu quả về chi phí mà còn giúp bạn tiết kiệm tài nguyên không tái tạo. Bạn có thể trồng các tấm pin mặt trời trên mái nhà của các cửa hàng của bạn để sản xuất năng lượng mặt trời và cũng có thể đầu tư vào năng lượng gió.

5. Bao bì

Trong thời hiện đại, khi mọi thứ được bán trực tuyến, sử dụng bao bì thân thiện với môi trường để giảm lãng phí giấy và sử dụng nhựa cũng là một chiến lược tiếp thị xanh tuyệt vời . Hơn nữa, nó cũng sẽ giúp xây dựng một hình ảnh tích cực về công ty của bạn trong mắt khách hàng của bạn.

6.  Hợp tác cùng những đơn vị cùng niềm tin

Liên kết với các tổ chức có cùng niềm tin cũng là một chiến lược tiếp thị xanh. Bạn có thể hợp tác với một tổ chức phi chính phủ cung cấp giáo dục cho trẻ em kém may mắn.

Để hỗ trợ cho sự nghiệp của họ, bạn có thể thu thập quyên góp từ khách hàng của mình cho sáng kiến ​​bằng cách tài trợ cho một sự kiện để truyền bá nhận thức về các phương pháp xanh. Điều này cũng sẽ giúp xây dựng một hình ảnh tích cực về tổ chức của bạn.

Việc áp dụng chiến dịch Marketing xanh có thể giúp đơn vị dễ dàng tiếp cận được với các đối tượng khách hàng hiện đại, có thể đạt được sự tăng trưởng trong dài hạn cũng như hạn chế được tác động xấu đến môi trường.

Như vậy chúng ta đã tìm hiểu được những khái niệm cơ bản cũng như tính chất của tiếp thị xanh rồi đấy. Nếu bài viết trên có ích đối với bạn hoặc nếu bạn muốn đóng góp ý kiến gì bạn có thể để lại bình luân ở phía dưới. Hãy theo dõi Kan Solution và truy cập thường xuyên trang blog của chúng tôi để luôn cập nhật những kiến thức bổ ích về các kiến thức marketing, SEO cũng như thiết kế, xây dựng website bạn nhé!