Meta description là một trong những thành phần đóng vai trò quan trọng trong việc đưa bài viết và website dễ dàng tiếp cạn với khách hàng mục tiêu. Một thẻ meta chất lượng sẽ thu hút sự tò mò của khách hàng đối với bài viết và thẻ meta tag sẽ đóng vai trò là cầu nối đầu tiên giữa trang web và traffic. Thẻ meta tag sẽ khơi gợi ở người dùng nhu cầu muốn tìm hiểu về khách hàng và từ đó tăng lượt click cho trang web và thứ hạng tìm kiếm cũng được cải thiện. Vậy Meta description là gì? Cách viết thẻ Meta Description thu hút người đọc là gì? hãy cùng Kan Solution đi tìm lời giải cho những câu hỏi này nhé!

1. Meta Description là gì? 

Meta description hay đoạn trích, thẻ mô tả là phần mô tả hoặc tóm tắt của kết quả tìm kiếm trên Google Tìm kiếm và các sản phẩm khác (ví dụ: Google Tin tức). Google sử dụng nhiều nguồn để tự động xác định đoạn trích phù hợp, trong đó có những nguồn như thông tin mô tả trong thẻ mô tả meta của mỗi trang.

Chức năng của thẻ Meta Description là mô tả ngắn gọn thông tin quan trọng có trong bài viết và nhằm khuyến khích người dùng nhấp vào trang của bạn trong kết quả tìm kiếm, giúp tăng tỉ lệ người dùng click vào bài viết

2. Vai trò của đoạn trích

Để hiểu hơn về vai trò của đoạn trích, bạn xem hình ảnh dưới đây:

Chắc chắn bạn cũng đã từng đọc lướt qua thẻ mô tả rồi mới quyết định xem có nên bấm vào trang web hay không. Đôi khi bạn muốn bấm vào xem chỉ để đọc tiếp phần còn dang dở trong mô tả mà bạn thấy  rất tò mò vì nó. 

Như vậy, khi tìm kiếm một thông tin gì đó trên các công cụ tìm kiếm, người đọc thường có xu hướng đọc lướt qua phần mô tả để đánh giá sơ lược sự hữu ích của bài viết, sau đó mới quyết định click chuột. Thế nên, một thẻ Meta description hiệu quả sẽ giúp trang web của bạn tăng lượt traffic và tăng thứ hạng tìm kiếm của trang web trên Google. 

3. Ký tự tối đa của Meta Description

Cho đến hiện Google không ngừng thay đổi số lượng ký tự của Meta Description nên khó có thể khẳng định chắc chắn về độ lớn của meta tag. Để chắc chắn rằng đoạn trích có thể hiển thị đầy đủ trên trang tìm kiếm, meta tag nên chứa từ 120-156 kí tự. 

Khi bạn nhập nội dung vào phần meta tag, số lượng kí tự sẽ được đếm bằng một thanh tiến trình có màu ở phía trên, bạn chỉ cần nhập đủ kí tự sao cho thanh tiến trình luôn ở trong màu xanh là được

4. Cách thêm Meta tag trong wordpress

Cách thêm thẻ meta tag trong wordpress rất đơn giản, khi bạn thêm bài viết trong hệ thống quản trị trang web, trong phần Yoast SEO bạn sẽ thấy có một ô thẻ mô tả, bạn chỉ cần nhập nội dung vào và không vượt quá 156  kí tự.

5. Hướng dẫn cách viết thẻ Meta giúp bài viết của bạn đạt chuẩn SEO

5.1. Chứa từ khóa 

Nội dung thẻ meta phải luôn chứa từ khóa. Tuy nhiên bạn chỉ nên dùng từ khóa 1 lần và ở càng gần phần đầu thì càng tốt, tránh lạm dụng từ khóa vì việc sử dụng từ khóa nhiều lần sẽ ảnh hưởng đến SEO của trang web của bạn.

5.2. Nội dung thu hút người đọc

Một thẻ Meta sẽ phát huy được hết công dụng của nó khi có thể gây tò mò cho người đọc. Bạn có thể cân nhắc việc viết bỏ dở câu để người đọc tò mò muốn tìm hiểu phải click vào trang web để có thể đọc tiếp

5.3. Meta description chứa nội dung liên quan

Nội dung của thẻ meta phải chứa nội dung liên quan tới bài viết, Google có thể tìm ra và có thể xử phạt những trang web có meta description đánh lừa khách hàng truy cập vào trang. Hơn nữa, khách hàng có thể cảm thấy bị lừa khi nội dung content và thẻ mô tả không giống nhau làm tăng tỷ lệ thoát trang.

5.4. Không trùng lặp mô tả trang

Đây cũng là một yếu tố trong viết bài chuẩn SEO, cũng như thẻ tiêu đề , mô tả meta phải được viết khác nhau cho mỗi trang. Google có thể phạt bạn vì sao chép hàng loạt mô tả meta của bạn.

Vậy Google có dùng thẻ Meta để xếp hạng trang web hay không?

Google đã công bố Meta description và meta keyword không phải là yếu tố để đánh giá xếp hạng trang web. Tuy nhiên Google đánh giá nội dung bài viết có bao gồm cả meta description nên đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến xếp hạng của trang web

Bên cạnh đó, thẻ meta tag có thể ảnh hưởng tới tỷ lệ nhấp chuột của trang web trên Google. Do đó, nếu thẻ meta của trang web bạn ấn tượng và thu hút được nhiều người dùng click vào sẽ có khả năng giúp trang web của bạn được xếp hạng cao hơn.

Như vậy, tối ưu thẻ Meta Description sẽ là một trong những yếu tố giúp bạn tăng SEO Onpage cho trang web của mình. Hy vọng với bài viết trên đây bạn có thể ứng dụng vào tạo ra những thẻ Meta có chất lượng và giúp cho trang web đạt được xếp hạng cao. Theo dõi Kan Solution để luôn cập nhật những kiến thức về website sớm nhất nhé!