Website của bạn có đang gặp tình trạng truy cập vào mất nhiều thời gian, load chậm? Vậy bạn nên có một thao tác là kiểm tra tốc độ website và cải thiện nó ngay. Các website hiện nay được ví như một cửa hàng online và mọi người thường có sở thích truy cập các website để tìm kiếm thông tin hoặc mua sắm. Và sẽ là không may khi bạn có một website load chậm, khách hàng sẽ không đủ kiên nhẫn để chờ website của bạn chạy.

Tốc độ website là gì

Tốc độ tải website chính là ấn tượng đầu tiên người dùng nhận được khi truy cập vào 1 trang nào đó. Ấn tượng đầu tiên lúc nào cũng quan trọng, bởi ngay từ đầu họ chưa biết gì về website của bạn, sẽ chẳng có lý do gì để có thể giữ chân khách ở lại với website khi website của bạn vẫn quay vòng vòng chưa chạy xong. Tâm lý chung của người dùng website là sợ mất thời gian vào việc tải trang web. Ngoài ra, một website tải nhanh cũng cho thấy được sự chuyên nghiệp của website, độ tín cậy cao, so với việc truy cập một website tải chậm sẽ cảm thấy đây là một trang web không an toàn.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ tải trang web của bạn, thông thường sẽ là những yếu tố như:

  • Có bao nhiêu hình ảnh, video và các tệp phương tiện khác trên trang
  • Chủ đề và plugin nào được cài đặt trên trang web của bạn
  • Mã hóa trang web của bạn (và trang cụ thể) và các tập lệnh trên máy chủ

Tốc độ tải website là một yếu tố để xếp hạng SEO website của bạn trên Google, trang web có tốc độ tải trang nhanh sẽ dễ dàng để Google tiếp cận để thu thập dữ liệu. Nó giúp làm giảm tỷ lệ thoát của người dùng và ở lại lâu hơn trên website của bạn. Điều này giúp website của bạn dễ dàng lop top tìm kiếm từ thứ hạng 10 cho đến thứ hạng 1, mọi người biết đến website của bạn nhiều hơn.

Công cụ kiểm tra tốc độ tải trang web

Kiểm tra tốc độ tải trang với Google PageSpeed Insights

tốc độ website

PageSpeed ​​Insights là một công cụ do Google phát triển dùng dể đo hiệu suất thực tế của một website trên các thiết bị di động và máy tính để bàn, đồng thời nó cũng cung cấp các đề xuất giúp website đó được cải thiện tối ưu hơn.

Có 3 thang điểm tương ứng với 3 xếp loại, thang điểm là 100:

  • 90 – 100 điểm, màu xanh lá : website mang lại trải nghiệm người dùng tốt về tốc độ tải trang.
  • 50 – 89 điểm, màu cam : tốc độ tải trang khá, cần cải thiện.
  • Dưới 50 điểm, màu đỏ : page speed của trang kém, trải nghiệm người dùng tệ về tốc độ trang.
  • Ngoài những đánh giá về số điểm cũng như các mức xếp loại, PageSpeed ​​Insights còn đưa ra những đề xuất cải thiện tốc độ tải trang của website đó ở phía dưới phần đánh giá.

Kiểm  tra tốc độ trang với Load Impact

tốc độ website

Load Impact là công cụ kiểm tra tốc độ website miễn phí. Đặc biệt, Load Impact có thể thực hiện kiểm tra tốc độ trang khi truy cập ở những quốc gia khác nhau. Điều này đặc biệt hữu ích nếu website của bạn sử dụng dịch vụ hosting quốc tế.

Load Impact sẽ thực hiện gửi liên tục nhiều lượt truy cập ảo cùng lúc vào trang web để vừa tính toán tốc độ truy cập thông thường, vừa xem xét yếu tố số lượng truy cập đồng thời có ảnh hưởng đến tốc độ load hay không. Kết quả sẽ được hiển thị chi tiết về lưu lượng theo từng giây, giúp bạn có được đánh giá chính xác nhất.

Kiểm tra tốc độ trang với Think with Google

tốc độ website

Think with Google cung cấp công cụ tập trung vào việc kiểm tra tốc độ tải trang trên các thiết bị di động. Công cụ này sẽ check tốc độ tải trang trong điều kiện sử dụng 3G – tốc độ truy cập Internet phổ biến của người dùng các thiết bị di động.

Bạn chỉ cần nhập URL vào mục cần kiểm tra rồi nhấn Enter. Think with Google sẽ cần một chút thời gian để kiểm tra và trả về kết quả. Tốc độ trang và tỷ lệ người truy cập thoát trang do tốc độ là hai thông số quan trọng được hiển thị ngay ở phần báo cáo sơ bộ. Ngoài ra, bạn có thể kích vào Full Report để tìm hiểu kỹ hơn vấn đề của trang web.

Phương pháp tối ưu tốc độ website

Đầu tiên, khi bạn muốn tối ưu tốc độ website là bạn cần kiểm tra tốc độ tải trang hiện tại của website. Bạn có thể kiểm tra bằng 3 công cụ ở trên. Nếu website của bạn gặp phải tình trạng load chậm hoặc kiểm tra thấy tốc độ website chưa được tối ưu thì bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau:

Tối ưu hình ảnh

Có thể nói, hình ảnh là nguyên nhân chiếm 80% làm chậm website. Đa phần các website hiện nay được phủ đầy bằng hình ảnh, nhất là các website bán hàng, website thương mại điện tử. Đối với nhũng bức ảnh có kích thước lớn, độ giải nén cao sẽ mất rất nhiều thời gian cho việc load. Vì thế việc giữ cho các bức ảnh hiển thị lên web vừa đẹp, vừa nhẹ chính là việc tối ưu hoàn hảo nhất. Lựa chọn cho hình ảnh đỡ nặng là JEPG và PNG và nên sử dụng hình ảnh có độ phân giải dưới 1000px.

Giảm thiểu số plugin trên web

Plugin là một chương trình, có thể gọi là một phần mềm được viết ra để tích hợp vào trong website WordPress. Plugin thường mang trong mình một hoặc nhiều tính năng nổi bật nào đó giúp website có thể hiện thị và vận hành tốt hơn.

Quá nhiều plugin được cài đặt sẽ làm chậm trang web của bạn, gặp phải nhiều vấn đề bảo mật và xảy ra các sự cố khó xử lý. Vì vậy, hãy huỷ kích hoạt và xoá hết những plugin không cần thiết làm chậm tốc độ tải trang của website.

Sửa lại các link chết

Link chết là các liên kết bị hỏng, liên kết trên trang web bị xâm nhập, không hoạt động và mang lại trải nghiệm xấu. Khi bấm vào các liên kết này, người dùng thường gặp tình trạng lỗi 404 trên website hay lỗi 404 google, không đến được trang đích như mong muốn. Các liên kết này sẽ ảnh hưởng đến thứ hạng SEO website và không được Google đánh giá cao.

Lời kết

Website là một công cụ hỗ trợ hữu ích của doanh nghiệp, vì vậy đừng để website gặp phải những lỗi sai cơ bản nguy hiểm như vậy. Trên đây là một số lưu ý về việc cải thiện tốc độ website. Để không mất quá nhiều thời gian cho việc khắc phục, cải thiện website thì ngay công đoạn thiết kế website bạn cần làm tốt các bước trên để chúng ta có một sản phẩm website chuyên nghiệp, chất lượng.