Bài toán doanh thu và lợi nhuận luôn là bài toán sống còn của mỗi doanh nghiệp. Để có thể tối đa hóa lợi nhuận, nhà quản trị cần xác định rõ chiến lược để có thể nâng cao doanh thu, hoạch định chi phí rõ ràng. Một trong những cách để thực hiện điều này là làm rõ các lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Vậy thực tế, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp là gì? Làm thế nào để xác định lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp của mình? Chúng ta cùng tìm hiểu thông qua bài viết ngày hôm nay của Kan Solution nhé!

Lợi thế cạnh tranh là gì?

Lợi thế cạnh tranh là những ưu điểm làm cho doanh nghiệp nổi bật hơn trong khi các đối thủ khác của doanh  nghiệp không thể làm được điều này. Đây là điểm ghi dấu ấn trong lòng khách hàng mục tiêu, công chúng, tạo cơ hội cho doanh nghiệp dễ dàng đạt được nhiều mục tiêu trong kinh doanh hơn. Lợi thế cạnh tranh khi được áp dụng tốt có thể công ty ngày càng thành công và tồn tại về lâu dài, khác biệt hơn so với đối thủ cạnh tranh.

Lợi thế cạnh tranh tồn tại trong doanh nghiệp sẽ mang lại nhiều lợi thế lớn như lợi thế về chi phí, giá trị vượt xa so với các sản phẩm cạnh tranh. Vậy có thể thấy, yếu tố này giúp cho công ty mang lại những sản phẩm có giá trị cao hơn cho khách hàng, đồng thời, tạo ra lợi nhuận lớn hơn cho doanh nghiệp.

Có thể thấy, công ty sử dụng nguồn lực và khả năng của nó sẽ tạo ra một lợi thế cạnh tranh và mang lại giá trị vượt trội. Với hai lợi thế chi phí và lợi thế khác biệt – đây là những ưu thế công ty vi nó mô tả vị trí đúng của công ty trong ngành cả về chi phí lẫn sự khác biệt.

Lợi thế cạnh tranh là gì? Xác định ưu thế cho doanh nghiệp

Có những loại lợi thế cạnh tranh nào?

Có nhiều cách phân loại lợi thế cạnh tranh như lợi thế về thương hiệu, chi phí chuyển đổi và hiệu ứng mạng lưới kết nối. Tuy nhiên, về cơ bản, chúng được phân chia phổ biến theo cách sau:

  • Lợi thế về chất lượng: khách hàng chọn mua sản phẩm vì chất lượng của sản phẩm vượt trội hơn so với đối thủ cạnh tranh;
  • Lợi thế về giá cả: Khách hàng chọn mua sản phẩm vì giá cả của doanh nghiệp tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh
  • Lợi thế khác biệt: sản phẩm của doanh nghiệp tạo nên sự khác biệt được khách hàng đánh giá cao
  • Các dịch vụ của doanh nghiệp tốt hơn đối thủ cạnh tranh ở các khoản như thanh toán, giao hàng, thái độ của nhân viên
  • Thông tin sản phẩm của doanh nghiệp tiếp cận được nhiều khách hàng hơn đối thủ.

Nếu tận dụng tốt được những lợi thế này, doanh nghiệp có thể có đạt được nhiều mục tiêu của mình hơn, trong đó bao gồm cả việc tối đa hóa lợi nhuận.

Cách xác định lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

Có khá nhiều quan điểm về lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, tuy nhiên mục đích để xây dựng chiến lược vẫn là đảm bảo cho doanh nghiệp giành được lợi thế bền vững so với đối thủ cạnh tranh một cách hiệu quả nhất. Vậy vấn đề được đặt ra là, phải làm thế nào để xác định lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp? .

4 chiến lược cạnh tranh phổ biến trong kinh doanh hiệu quả

Tập trung vào chính doanh nghiệp

Để doanh nghiệp giành được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ thì trước hết doanh nghiệp phải tìm ra các lĩnh vực, yếu tố chủ lực. Đây là những thành phần đóng vai trò quyết định đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ đó giành lợi thế chiến lược hơn các đối thủ.

Phân tích doanh nghiệp là căn cứ để nhà quản trị xác định vị thế hiện tại trên thị trường. Ngoài ra còn có thể dựa vào đó để đánh giá chính xác các tiềm năng, năng lực hiện tại cũng như các cơ hội trong tương lai gần.

Lúc này, việc cấp thiết nhất cần làm là bạn phải đánh giá đúng năng lực hiện tại của doanh nghiệp. Để thực hiện, bạn hãy lập bản SWOT với các phân tích về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Tham khảo chi tiết hướng dẫn phân tích các nội dung như bảng phía dưới

Phân tích SWOT là gì? Hướng dẫn A-Z cho người mới (2022)

Ngoài ra yếu tố sáng tạo cũng là căn cứ không thể bỏ qua khi xác định lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Đây là viêc thực hiện các hoạt động mới lạ, đem đến những trải nghiệm đặc biệt cho khách hàng. Sự sáng tạo có thể giúp doanh nghiệp dễ dàng tạo sự hứng thú và được nhiều người tiêu dùng đặc yêu thích.

Chiến lược cạnh tranh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Dựa vào đối thủ

Một cách rất hiệu quả giúp xác định chính xác về lợi thế cạnh tranh chính là việc phân tích thông qua các điểm yếu của đối thủ. Lúc này, bạn cần thu thập thông tin về doanh nghiệp đối thủ, tình hình tài chính, họt đông marketing cũng như cảm nhận của khách hàng về đối thủ . Thông qua những thông tin đó, nhà quản trị nhìn nhận điểm yếu và các hạn chế mà đối thủ canh tranh chưa làm được.

Dựa vào nhu cầu thị trường

Cầu thị trường là yếu tố then chốt quyết định sự sống còn và tồn tại của doanh nghiệp. Bởi lẽ, hoạt động kinh doanh được diễn ra nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Do đó, những hoạt động thay đổi hay lựa chọn lợi thế cạnh tranh cũng cần bám sát vào mong muốn, đặc điểm và yêu cầu của khách hàng.

Một số gợi ý hữu ích để doanh nghiệp xác định lợi thế cạnh tranh trên nền tảng nhu cầu thị trường đó là:

  • Xác định chính xác nhu cầu, mong muốn và Insight của khách hàng mục tiêu khi tìm đến với sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang kinh doanh.
  • Hiểu hành vi khách hàng, thói quen mua sắm và khả năng chi trả trong từng trường hợp mua hàng.
  • Thực hiện những nỗ lực nhằm mang đến trải nghiệm người dùng tốt hơn. Đặc biệt, doanh nghiệp cần cố gắng để khách hàng nhìn nhận rõ sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh.

Lợi thế cạnh tranh là gì? Hướng dẫn cách xác định lợi thế cạnh tranh Yuanta Việt Nam - Tập đoàn tài chính chứng khoán hàng đầu Châu Á

Bí quyết giúp nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

Nhằm giúp hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức trở nên hiệu quả, KanS đưa ra một số gợi ý giúp bạn có thể nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

Nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ

Doanh nghiệp của bạn có thể là đơn vị kinh doanh sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ. Lúc này, yếu tố then chốt quyết định doanh thu, lợi nhuận phụ thuộc rất nhiều vào những giá trị cung cấp đến khách hàng. Do đó, một trong những bí quyết nâng cao lợi thế cạnh tranh chính là bám sát vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ và sản phẩm cung cấp.

Các gợi ý giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm/dịch vụ của mình:

  • Chú ý vào nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng
  • Luôn quan tâm đến công dụng, tính năng mà sản phẩm mang lại cho khách hàng
  • Thực hiên các thay đổi về bao bì, đóng gói, nhãn mác sao cho phù hợp với thị hiếu của khách hàng.
  • Cung cấp các trải nghiệm mua sắm thông qua các voucher, phiếu giảm giá, chương trình khuyến mãi hoặc ưu đãi tặng quà, mua combo…
  • Liên tục đem lại trải nghiệm mới lạ để khách hàng cảm nhận được sự nỗ lực của tổ chức.

Sáng tạo các hình thức tiếp cận khách hàng có tính giá trị

Thay vì thực hiện các quảng cáo, lời mời sử dụng dịch vụ/sản phẩm dồn dập, doanh nghiệp nên lựa chọn các hình thức có tính sáng tạo cao. Đây là các hoạt động ý nghĩa nhằm thể hiện sự quan tâm đến khách hàng. Đó có thể là món quà nhỏ tặng kèm, một tấm thiệp hoặc thậm chí là một voucher giảm giá… Càng sáng tạo, khách hàng càng có hứng thú với sản phẩm và thương hiệu của bạn.

Khai thác truyền thông xã hội hiệu quả với chi phí thấp

Tìm kiếm các đơn vị liên minh chiến lược

Doanh nghiệp có thể kết hợp với một số tổ chức, đơn vị kinh doanh khác để tạo mối quan hệ đối tác. Lúc này hai bên có thể trao đổi khách hàng với nhau. Hơn nữa, các gói dịch vụ theo combo tiện lợi có thể mang lại trải nghiệm khách hàng tốt hơn.

Tăng tiếp cận khách hàng

Tăng mức độ phủ rộng tiếp cận khách hàng cũng là một trong những ý tưởng tốt để bạn tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Làm sao khách hàng có thể tin tưởng lựa chọn dịch vụ, sản phẩm của bạn nếu chưa từng biết sản phẩm được, có đúng không nào? Một trang web chuyên nghiệp, hiện đại có thể giúp cho doanh nghiệp tiếp cận được với nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng hơn, đồng thời có thể tạo được sự uy tín, chuyên nghiệp của doanh nghiệp.

Bài viết mang đến một chủ đề rất thú vị là lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Kan Solution hy vọng bài viết trên có ích đối với các bạn với những bí quyết giúp bạn nâng cao lợi thế cạnh tranh của mình. Hãy thường xuyên truy cập vào trang blog của Kan Solution để luôn cập nhật những kiến thức hữu ích về thiết kế, quản trị website bạn nhé!