Hợp đồng thiết kế web là bản thoả thuận giữa một bên là công ty cung cấp dịch vụ thiết kế và bên còn lại là đối tác gọi chung là người sử dụng dịch vụ thiết kế. Người sử dụng dịch vụ ở đây có thể là doanh nghiệp hoặc cá nhân. Dù đối tượng là ai thì khi xác lập bất kỳ giao dịch việc có hợp đồng sẽ là không tránh khỏi. Việc xảy ra tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng là điều mà không ai muốn, tuy nhiên nếu không may có xảy ra tranh chấp vậy thì phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình. Hãy cùng Kan Solution đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.

Tranh chấp hợp đồng thiết kế web – Nguyên nhân từ đâu?

Đặc điểm tranh chấp hợp đồng thiết kế website

Tranh chấp hợp đồng thiết kế website được hiểu là những xung đột, bất đồng, mâu thuẫn giữa các bên về việc thực hiện hoặc không thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng. Tranh chấp có thể xảy ra ở các giai đoạn hợp đồng, nhưng thường phát sinh sau khi hợp đồng có hiệu lực và trong quá trình thực hiện hợp đồng

Tranh chấp hợp đồng thiết kế web phải có đủ các yếu tố sau:

  • Có quan hệ hợp đồng tồn tại giữa các bên: có sự ký kết hợp đồng thiết kế website giữa hai bên
  • Có sự vi phạm nghĩa vụ (hoặc cho ra rằng là vị phạm nghĩa vụ) của một bên trong quan hệ đó. VD: một bên không thực hiện nghĩa vụ thanh toán chi phí thiết kế web hoặc một bên thực hiện tiến độ thiết kế kéo dài.
  • Có sự bất đồng ý kiến của các bên về sự vi phạm hoặc xử lý hậu quả phát sinh từ sự vi phạm

Nguyên nhân từ đâu?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc các bên vi phạm nghĩa vụ thực hiện hợp đồng, sau đây là một số nguyên nhân thường gặp phải:

hợp đồng thiết kế web

Xung đột về lợi nhuận: Mục đích của kinh doanh là lợi nhuận. Tuy nhiên, có những cá nhân, tổ chức vì coi trọng lợi nhuận đã phá vỡ hợp đồng dẫn đến vi phạm hợp đồng. Vì lợi nhuận, họ có thể bán chữ tín với bạn hàng, sẵn sàng lừa dối, lừa đảo khách hàng…gây thiệt hại cho đối tác, dẫn đến tranh chấp

Không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng đầy đủ. Trong hợp đồng thường bao gồm điều khoản liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên. Và việc có một bên không thực hiện đúng nghĩa vụ đã thoả thuận cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tranh chấp

Doanh nghiệp còn thiếu kiến thức về pháp luật, doanh nghiệp thường không có hợp đồng mẫu, không soạn thảo và rà soát hợp đồng kỹ càng trước khi ký kết, không tìm hiểu kỹ đối tác, tư cách chủ thể của người ký kết hợp đồng. Thực hiện hợp đồng không đúng quy trình, quy cách dẫn đến tranh chấp.

Ngoài ra, các nguyên nhân khách quan như các sự kiện bất khả kháng do thiên tai, dịch bệnh, chính sách pháp luật thay đổi khiến doanh nghiệp không thể cập nhật và áp dụng pháp luật đúng,…. Những nguyên nhân tưởng chừng như không liên quan đó cũng sẽ là nguyên nhân dẫn đến tranh chấp hợp đồng thiết kế web.

Làm gì để bảo vệ quyền lợi khi có tranh chấp xảy ra

Việc xảy ra tranh chấp là một việc không ai muốn, tuy nhiên trong nhiều trường hợp thì việc xảy ra tranh chấp là điều không thể tránh khỏi. Vậy nếu bạn đang vướng phải tranh chấp thì cần phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình trong trường hợp mình là người bị thiệt hại. Trong trường hợp này, các bên bị thiệt hại có quyền yêu cầu bồi thường, pháp luật Việt Nam có quy định  thiệt hại phát sinh do các bên có nghĩa vụ theo thỏa thuận hợp đồng đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng dẫn đến gây thiệt hại cho các bên liên quan thì bên bị thiệt hại có quyền yêu cầu bồi thường.

Hợp đồng thiết kế web là một hợp đồng có căn cứ pháp lý được áp dụng từ Bộ luật Dân sự là Luật Thương mại do đó khi có tranh chấp và bạn là bên bị thiệt hại thì bạn có thể tham khảo quy đinh về bồi thường thiệt hại tại cả hai

hợp đồng thiết kế web

Luật thương mại căn cứ pháp luật để yêu cầu bổi thường thiệt hại áp dụng theo Khoản 2 Điều 302 Luật thương mại 2005: Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.

Bộ luật dân sự căn cứ pháp luật để yêu cầu bổi thường thiệt hại áp dụng theo Điều 361 Bộ luật dân sự 2015: Thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ bao gồm cả thiệt hại về vật chất và tinh thần. Điều 419 quy định cụ thể về xác định thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng. Theo đó, thiệt hại được bồi thường sẽ bao gồm:

  • Thiệt hại vật chất thực tế xác định được: Tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút;
  • Khoản lợi ích mà lẽ ra bên có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại được hưởng do hợp đồng mang lại;
  • Chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại;
  • Thiệt hại về tinh thần.

Bạn cần chú ý một điều đó là mấu chốt của vấn đề chính là việc bạn xác định được bạn là người bị thiệt hại và thiệt hại như thế nào? Sẽ chẳng đi đến đâu nếu bạn không chứng minh được điều đó. Và hiện tại có nhiều cách giải quyết tranh chấp: các bên có thể tự thoả thuận về việc bồi thường thiệt hại hay phạt vi phạm hợp đồng, khi không thể giải quyết bằng hoà giải thì bạn có thể nhờ đến pháp luật để giải quyết. Lời khuyên dành cho ai đang gặp phải tình trạng này đó là bạn cần có thời gian đọc lại các điều khoản trong hợp đồng xác định bên nào là bên vi phạm, bên bị thiệt hại, nghiên cứu về vấn đề bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm. Bạn có thể liên hệ tư vấn từ Luật sư để có hướng giải quyết tốt nhất. Thủ tục kiện tụng ở Toà án đa phần thường rườm rà, thời gian giải quyết lâu, vì vậy khi các bên không tìm được tiếng nói chung mới nhờ đến sự giải quyết của Toà án.

Trên đây, là một số chia sẻ về tranh chấp hợp đồng thiết kế web, hi vọng sẽ mang lại thông tin hữu ích cho bạn. Kan Solutioncông ty chuyên thiết kế website, quản trị nội dung website và giải pháp marketing online chuyên nghiệp cho doanh nghiệp. Quý khách có nhu cầu vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hoàn toàn miễn phí. Xin Cảm Ơn!