Hiện nay máy chủ Apache là web server chiếm tới 46% thị phần website trên toàn thế giới. Đây là phần mềm rất dễ cài đặt và hoàn toàn miễn phí. Nếu bạn đang bắt đầu hành trình học lập trình thiết kế website thì có lẽ bạn cũng đã từng nghe nói về Apache Web Server rồi có đúng không? Nếu như bạn vẫn có điểm nào còn băn khoăn về Apache và cách cài đặt thì bài viết này sẽ giải đáp cho bạn. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!
Apache Web Server là gì?
Apache hay chương trình máy chủ HTTP là một chương trình dành cho máy chủ giao tiếp thông qua phương thức HTTP; Apache chạy trên các hệ điều hành như Linux, Unix, Microsoft Windows, Novell Netware… Như đã nói, hiện nay Apache Web Server chiếm tới 46% thị phần website nhờ ưu điểm dễ cài đặt và không mất phí.
Apache Web Server hoạt động như một nhân viên vận chuyển hàng ảo, mục đích hoạt động của Apache Web Server là để giúp chủ sở hữu đưa đầy đủ nội dung lên site. Đây là một trong số những web server lâu đời và đáng tin cậy nhất, phiên bản đầu tiên đã được ra mắt từ hơn 20 năm trước, tận những năm 1995.
Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể tiết kiệm tối đa nguồn quản lý nhân lực cũng như chi phí mà vẫn có thể đảm bảo được tính hiệu quả cao trong việc vận hành trang Web. Đặc biệt hơn, những tổ chức doanh nghiệp có quy mô nhỏ hoặc vừa thật sự phù hợp với phần mềm này.
Phương thức hoạt động của Apache Web Server
Sau khi đã hiểu Apache Web Server là gì rồi thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu đến cách thức hoạt động của chương trình máy chủ này nhé!
Về cách thức hoạt động của Apache Web Server, đây là một chương trình phần mềm được chạy trên máy chủ nhằm kết nối trình duyệt với máy chủ. Sau đó nó sẽ trao đổi, truyền tập tin đi theo dạng cấu trúc hai chiều theo dạng máy tính – người sử dụng (server – client). Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng Apache là một trong những phần mềm hoạt động ở nhiều nền tảng khác nhau.
Cụ thể hơn, khi người sử dụng truy cập vào trình duyệt các trang web thì trình duyệt sẽ gửi yêu cầu tới mấy chủ.Tiếp đến, Apache sẽ thực hiện phản hồi thông tin, bao gồm toàn bộ những nội dung cấu tạo nên trang web như thông tin, hình ảnh,… mà người dùng muốn truy cập.
Thông qua HTTP, người dùng và máy tính có thể giao tiếp với nhau, Apache Web Server đóng vai trò đảm bảo cho quá trình này có thể diễn ra một cách trơn tru và bảo mật.
Chính vì vậy mà Apache trở thành một trong những nền tảng module có khả năng tùy biến tốt: cho phép quản trị tắt hoặc thêm mới các chức năng. khác trên máy chủ. không chỉ vậy, Apache còn có thêm những module bảo mật khác như caching, URL rewriting, xác nhận mật khẩu,.. để người sử dụng có thể đảm bảo trang web của mình tốt nhất.
Ưu nhược điểm của Apache Web Server
Ưu điểm
- Hoàn toàn miễn phí: Với đặc điểm là mã nguồn mở, bạn có thể sử dụng Apache hoàn toàn miễn phí, kể cả cho mục đích thương mại. Đồng thời, với lượng lớn người dùng, nếu bạn có rắc rối nào thì cộng đồng người dùng lớn sẵn sàng hỗ trợ.
- Ổn định, đáng tin cậy: Mã nguồn mở giúpApache được cập nhật thường xuyên, nhiều bản vá lỗi bảo mật liên tục
- Linh hoạt, thân thiện với người dùng: Apache sở hữu cấu trúc module, khiến người dùng hài lòng vì tính linh hoạt của nó; có cấu hình đơn giản, thân thiện với người dùng
- Hoạt động đa nền tảng: Apache hoạt động được trên nhiều nền tảng khác nhau, và đặc biệt là hoạt đọng cực kỳ mạnh mẽ với WordPress.
Nhược điểm
- Chiếm khá nhiều bộ nhớ khi nó xử lý bất kỳ dữ liệu nào, dù là tĩnh hay động
- Gặp nhiều vấn đề về hiệu năng khi website có lượng truy cập cực kỳ lớn.
- Việc có quá nhiều lựa chọn thiết lập cũng có thể gây ra điểm yếu bảo mật.
Hướng dẫn cài đặt Apache Web Server đơn giản nhất
Quy trình này được thực hiện qua 2 bước chính cụ thể như sau:
Bước 1: Download Apache
Nhiều người sử dụng sẽ có thắc mắc không biết có thể download Apache ở đâu? Và câu trả lời dành cho bạn đó là từ Apache lounge phiên bản có 32 Bytes hoặc 64 Bytes.
Bản VC15 được hình thành trên Visual C Redistributable for Visual Studio 2017. Vậy nên bạn cần cài đặt trực tiếp lên Win. Một lời khuyên dành cho bạn khi sử dụng Win XP đó là sử dụng bản VC10.
Bước 2: Cài đặt ứng dụng Apache chi tiết
Sau khi bạn đã download, tiếp theo bạn sẽ thực hiện giải nén thư mục chứa Apache rồi gắn nó vào ổ C và tiến hành đổi tên theo mặc định. Lúc này, quá trình cài đã được hoàn thành.
Sau đó, tiến hành khởi động phần mềm để truy cập. Chú ý: khi kiểm tra có dòng chữ “it works” là chứng tỏ bạn đã thực hiện thành công cài đặt ứng dụng apache.
Để khởi động lợi phần mềm Apache bạn click vào thư mục C:\Apache24\bin và chạy file httpd.exe. Rồi sau đó bạn hoàn toàn có thể truy cập vào đường link http://localhost để kiểm tra và nếu hiện dòng chữ “ it works” là chứng tỏ bạn đã cài đặt thành công app Apache.
Sự khác biệt của Apache WEb Server và các web server khác
Apache và NGINX
NGINX là web server ra đời từ năm 2004 và nhanh chóng được cộng đồng IT sử dụng cho đến bây giờ. Ứng dụng này được hình thành để sử dụng cho việc giải quyết các vấn đề của người dụng, với một lượng kết nối khổng lồ lên đến 10.000.
Cũng là chương trình máy chủ nhưng Apache và NGINX có sự khác biệt:
- Apache sử dụng cấu trúc thread nên các trang có lượng traffic cao và nhiều dữ liệu thì có thể thường xuyên gặp vấn đề. Còn đối với NGINX có khả năng những trang web khủng nên có lợi thế hơn.
- NGINX xử lý mọi vấn đề trên thread duy nhất nên không tạo ra các tiến trình mới cho các truy vấn khác nhau. Vậy nên, NGINX rất tốt trong việc quản lý và phân tán truy vấn nhưng còn khá kém về tốc độ tiến hành.
Nói tóm lại, nếu Website bạn có lượng traffic nhỏ và vừa thì một lựa chọn hoàn hảo đó chính là Apache. Chọn NGINX nếu bạn muốn tiết kiệm tài nguyên ở các Website lớn.
Apache và Tomcat
Apache hay Tomcat thì cũng đều là một sản phẩm phần mềm do Apache Software Foundation hình thành và phát triển. Do vậy, chúng chính là một dạng với Web server là http.
Nhưng điểm khác biệt ở đây là Apache được sử dụng cho Website tĩnh. Trong khi đó, Tomcat lạ được sử dụng phần lần cho các ứng dụng Java.
Có thể nói, Tomcat cũng hỗ trợ cho các website tĩnh nhưng nó thật sự không thể hiệu quả bằng Apache. Nếu như bạn chỉ sử dụng Website tĩnh thì Tomcat khá lãng phí bởi không tận dụng được hết tính năng của nó. Ngoài ra, Tomcat tương đối khó thao tác cấu hình hơn hầu hết các Web Server dạng thông thường khác. Chẳng hạn như, bạn nên lựa chọn NGINX hoặc Apache nếu bạn chạy WordPress.
Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong những thông tin về Apache Web Server và cách cài đặt rồi đấy. Hãy để lại bình luận nếu như bạn có bất kỳ thắc mắc nào và KanS sẽ cố gắng trả lời bạn nhanh nhất có thể nhé. Hãy thường xuyên truy cập và theo dõi Kan Solution để luôn cập nhật những kiến thức bổ ích về thiết kế và quản trị website nhé!