Feedback khách hàng hay còn được là phản hồi từ khách hàng là một khái niệm không còn quá xa lạ với nhiều người nhất là những người làm trong lĩnh vực kinh doanh. Vậy nó có vai trò như nào mà lại quan trọng với kinh doanh như vậy. Ngoài ra feedback cũng được xem như một phần, yếu tố không thể thiếu trong bất kỳ thiết kế website nào. Vậy cụ thể vai trò của feedback như thế nào? hãy cùng Kan Solution tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Tổng quan về feedback khách hàng

Feedback khách hàng là gì?

Feedback của khách hàng là thông tin do khách hàng cung cấp về trải nghiệm của họ với sản phẩm hoặc dịch vụ. Các cửa hàng ngày nay đang dần nhận ra tầm quan trọng của feedback và bắt đầu sử dụng nó để tăng doanh thu bán hàng. Phản hồi là kết quả mà người kinh doanh, người bán mong muốn nhận được từ khách hàng. Qua đó biết được chất lượng dịch vụ, vị trí thương hiệu để phát triển ngày càng hoàn thiện hơn. Phản hồi khách hàng có thể được thu thập một cách chủ động bằng cách thăm dò ý kiến và khảo sát khách hàng, phỏng vấn họ hoặc bằng cách yêu cầu đánh giá.

feedback khách hàng

Feedback là tốt hay xấu?

Những phản hồi của khách hàng luôn tồn tại có cả 2 mặt là tốt và xấu tuỳ trường hợp khác nhau. Trên thực tế, feedback là một thông điệp từ khách hàng thể hiện sự hài lòng hoặc bày tỏ thái độ không hài lòng sau khi đã trải nghiệm sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp.

Những phản hồi có nội dung tiêu cực, đối với doanh nghiệp có thể xem là xấu do điều này làm ảnh hưởng đến hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp. Còn đối với những khách hàng khác thì điều này lại tốt, chính vì những phản hồi, đánh giá đó sẽ giúp cho họ hạn chế gặp phải những vấn đề tương tự khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ này.

  • Mặt tốt của feedback là có thể giúp cho cửa hàng biết được những điều không tốt ở cửa hàng từ đó cải thiện được dịch vụ hoàn thiện hơn. Ngoài ra những feedback tốt của khách hàng khi xuất hiện trên kênh bán hàng của bạn, ví dụ như những feedback tốt trên fanpage facebook sẽ giúp những khách hàng tin tưởng cửa hàng bạn hơn.
  • Mặt xấu của feedback khách hàng đối với doanh nghiệp là, đối với những comment tiêu cực sẽ ảnh hưởng xấu đến cửa hàng, uy tín của bạn. Bạn sẽ bị mất nhiều đơn hàng.

Vai trò của feedback khách hàng trong kinh doanh

Đối với người kinh doanh feedback là hành động được đánh giá rất cao khi thực hiện trên mạng xã hội. Những phản hồi, đánh giá của khách hàng rất có ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh. Khi bạn càng nhận được nhiều lượt feedback cho sản phẩm càng tiếp cận hiệu quả hơn với khách hàng. Sau đây là vai trò của feedback trong kinh doanh:

Giúp doanh nghiệp cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ

Khi bạn tung ra thị trường những sản phẩm/ dịch vụ với những lời thiệu, mô tả  hấp dẫn. Tuy nhiên sản phẩm/ dịch vụ của bạn sẽ chỉ nhận được khi có người sử dụng vfa nhận lại những phản hồi của họ. Phản hồi của khách hàng sẽ giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể về ưu và nhược điểm của sản phẩm/ dịch vụ trong trải nghiệm của khách hàng. Từ đó tìm cách khắc phục những điều thiếu xót của sản phẩm/ dịch vụ để đem đến khách hàng trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, ghi điểm để thu hút thêm nhiều khách hàng mới.

Đo lường mức độ hài lòng của khách hàng

Trong kinh doanh thì khách hàng chính là mấu chốt quan trọng, mức độ hài lòng của khách hàng được xem là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào. Do đó, đo lường mức độ hài lòng của khách hàng là việc cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp, để đảm bảo rằng khách hàng luôn hài lòng với sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp.

Thông qua các feedback doanh nghiệp hoàn toàn có thể đo lường được mức độ hài lòng của khách hàng và dự đoán tình hình kinh doanh trong tương lai, tạo cơ sở xây dựng các định hướng phát triển kinh doanh và tiếp cận khách hàng hiệu quả

feedback khách hàng

Giữ chân khách hàng tiềm năng

Khi doanh nghiệp quan tâm đến các những lời phản hồi của khách hàng, phân tích xem xét khắc phục những hạn chế và hoàn thiện sản phẩm/ dịch vụ tối ưu nhất để mang đến trải nhiệm tốt cho khách hàng. Bên cạnh đó khi những thông tin khách hàng để lại được doanh nghiệp quan tâm phản hồi thì trải nghiệm của họ cũng được cải thiện một cách tích cực.

Không chỉ vậy, khi đó khách hàng còn có xu hướng giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bạn đến với mọi người xung quanh, giúp doanh nghiệp bạn sẽ có thêm nhiều khách hàng tiềm năng và phát triển hơn nữa.

Tăng độ nhận diện thương hiệu

Dù Feedback khách hàng là tích cực hay tiêu cực thì khả năng tăng độ nhận diện thương hiệu mà nó mang đến là không thể chối cãi. Nếu là phản hồi tốt, thì những điều tốt đẹp của thương hiệu sẽ được lan truyền đến hàng ngàn khách hàng nhanh chóng.

Vai trò của feedback khách hàng trong thiết kế website

Website hiện nay đang công cụ hỗ trợ kinh doanh của doanh nghiệp rất nhiều. Feedback cũng rất quan trọng đối với các thiết kế website, đây là phần chia sẻ, phản hồi, bình luận của những khách hàng đã từng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của công ty, doanh nghiệp và được thể hiện trên website như một bằng chứng, cơ sở xác thực rằng dịch vụ, sản phẩm mà bạn đang kinh doanh thực sự hiệu quả, thu hút được sự quan tâm và chú ý của nhiều khách hàng đa dạng.

Khi tìm hiểu về các sản phẩm, dịch vụ trên Internet, các khác hàng mới cũng có thói quen đọc các bình luận, review của những khách hàng cũ để có cái nhìn tổng quan cũng như cơ sở lựa chọn và đánh giá các sản phẩm, dịch vụ của một đơn vị bất kì. Thay vì đưa ra những lời tự tán thưởng hay cam kết, hứa hẹn về dịch vụ của mình, bạn cũng có thể xây dựng và đầu tư cho các mẫu phản hồi khách hàng chân thực, thu hút.

Các thiết kế website bán hàng, website doanh nghiệp, các loại web cá nhân, bạn cũng cần thiết lập và bố trí các mẫu phản hồi khách hàng để thu hút người dùng và đặc biệt là các khách hàng tiềm năng. Hầu hết các mẫu website trong nhiều lĩnh vực nổi bật hiện nay đều có cung cấp tính năng này, tuy nhiên bạn có thể tối ưu và phát triển thêm để các mẫu phản hồi khách hàng phát huy tối đa khả năng của nó, giúp các hoạt động kinh doanh trực tuyến của bạn suôn sẻ và thu được nhiều lợi nhuận hơn.

Bài viết liên quan

Hướng dẫn ứng dụng Chatbot AI trong digital business

Trong kỷ nguyên số, kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo AI, chatbot AI đã trở...

Website là gì? Website sử dụng trong mục đích gì?

Trong thời đại công nghệ như hiện nay, trang web dần trở thành thuật ngữ...

Các chuyên gia SEO đang nói gì về ‘AI Overviews’ của Google

Google đã đưa ra rất nhiều tin tức thú vị tại Hội nghị các nhà...

10 phương pháp ghi chú hiệu quả để nâng hạng kỹ năng

Phương pháp ghi chú không chỉ giúp bạn ghi nhớ thông tin mà còn là...

Quy trình viết nội dung quảng cáo thuyết phục

Bạn muốn tìm hiểu cách viết nội dung quảng cáo cho sản phẩm của mình?...

Sequeeze page là gì? Ví dụ minh hoạ về Sequeeze page.

Nếu bạn đã từng đăng ký hội thảo trên web, tải xuống phần mềm miễn...

Tiêu đề Landing page chuyển đổi tốt hơn tới 67,8%

Bạn đã đọc nó quá nhiều lần rồi: con người có khoảng thời gian chú...

Duy trì website bạn cần mất những chi phí gì?

Hiện nay, Website là một công cụ hỗ trợ kinh doanh của doanh nghiệp, đặc...

Công nghệ Chat GPT : sự thật về Trợ lý ảo thời 4.0?

Xuất hiện vào cuối năm 2022, Chat GPT với tên gọi đầy đủ là Chat...