Đối với những người làm trong ngành sáng tạo mà nói, cạn ý tưởng có thể là trở ngại lớn nhất trong công việc. Tình trạng cạn ý tưởng có thể khiến creator căng thẳng, áp lực, thậm chí là hoài nghi về bản thân mình. Tuy nhiên, tình trạng này hoàn toàn có thể được khắc phục, hãy cùng KanS đi tìm hướng giải quyết nếu bạn đang bị bí ý tưởng nhé!

Cạn ý tưởng là gì?

Cạn ý tưởng, hay creative block là tình trạng khi người sáng tạo nội dung không thể đưa ra được những ý tưởng mới hoặc chỉ có thể đưa ra những ý tưởng khó có thể đi vào thực tiễn. Đối với những sáng tạo viên chuyên nghiệp, việc bị cạn ý tưởng không chỉ khiến cho chúng ta bực bội mà thậm chí còn có thể ảnh hưởng đến sự nghiệp của người sáng tạo.

Tuy nhiên cạn ý tưởng có nhiều thể loại, việc phân loại chúng sẽ giúp bạn đưa ra giải pháp phù hợp – việc phân loại ý tưởng này thường bị lãng quên khi người ta vướng mắc vào tình trạng cạn kiệt về ý tưởng.. Sau đây là 7 nguyên nhân dẫn đến tình trạng cạn ý tưởng thường thấy và cách giải quyết chúng.

1.  Trở ngại tinh thần khiến bạn cạn ý tưởng

Trở ngại tinh thần xảy ra khi bạn bị “mắc bẫy” trong chính những suy nghĩ của mình. Kẹt trong những đinh kiến về thế giới xung quanh khiến cho bạn không thể nhìn thấy những cơ hội, những lựa chọn, hướng giải quyết khác vẫn luôn tồn tại ở đó. Bạn đưa ra kết luận và tiếp cận với vấn đề với một tầm nhìn bị giới hạn. Hoặc có thể chính sự đánh giá chủ quan của bạn đã choán lấy tâm trí khiến bạn không thể suy nghĩ mạch lạc.

Vậy giải pháp là gì? Bạn phải thay đổi suy nghĩ của chính mình. Hãy tự vấn những giả thuyết mà mình đã đưa ra, xem xét còn có thể có những khả năng khác hay không. Hoặc bạn có thể ra ngoài, hoặc nghe/đọc/quan sát một thứ gì đó khác. Hoặc bạn có thể nói chuyện với những người mà mình có thể tin tưởng xem liệu họ có đồng ý với giải pháp của bạn, hoặc đưa đến cho bạn một cách nhìn khác không…

2. Rào chắn cảm xúc

Quá trình sáng tạo có thể khiến bạn cảm thấy căng thẳng, đôi khi quá trình sáng tạo không dễ dàng cho bạn để có thể theo đuổi cho đến cùng. Khi đối mặt với việc cạn ý tưởng, bạn có thể cảm thấy sợ hãi, xấu hổ, ngượng ngùng hoặc thậm chí là đau đớn, chán nản và nghi ngờ về tiềm năng của bản thân mình. Dù cảm xúc của bạn là gì, thì chúng cũng là một trong những cảm xúc thuộc về sự chối bỏ, từ đó dẫn đến sự trì hoãn của bạn.

Giải pháp cho loại cạn ý tưởng này là bạn phải đối mặt với những cảm xúc đó thay vì chạy trốn. Trước tiên bạn cần làm dịu đi cảm xúc tiêu cực của mình bằng cách thư giãn cho tâm trí như thiền định, ra ngoài để thay đổi không khí và ổn định lại tâm trí, giải phóng cảm xúc của bản thân,… Khi có thể vượt qua những làn sóng cảm xúc này, khi bạn đã quen với việc chúng đến nỗi khi thực hiện quá trình sáng tạo và cách xử lý, bạn sẽ cực kì ngạc nhiên với sự phấn chấn mà bạn đang cảm thấy đấy.

3. Quá trình làm việc bị gián đoạn

Có thể việc bị cạn ý tưởng của bạn không xuất phát từ nguyên nhân quá sâu xa gì mà chỉ vì quá trình làm việc bị gián đoạn bởi những công việc ngoài lề khiến bạn không thể tập trung sáng tạo. Có thể bạn bắt đầu có ý tưởng trong đầu quá sớm, hoặc quá muộn, quá lâu hoặc quá ngắn; có thể bạn đã cố gắng suy nghĩ quá mức hoặc không thể tập trung cố gắng;… Hoặc có thể bạn chưa sắp xếp quy trình, thứ tự công việc khiến cho quá trình làm việc kém hiệu quả vì cứ bị xen vào bởi những việc ngoài lề như trả lời email, quản lý, thống kê,…

Giải pháp ở đây là gì? Hãy dừng lại và ra soát lại những việc mình đang làm, xem những vấn đề mình đang mắc phải là gì. Thực hiện kế hoạch làm việc, hình dung những công việc bạn sẽ làm mỗi khi bạn bắt đầu công việc. Thực hiện những công việc ngoài lề trước khi bạn bắt tay vào làm việc. Triển khai những ý tưởng, phác họa chúng thông qua những dàn ý để tránh bị lãng quên có thể sẽ giúp bạn tập trung hơn trong quá trình sáng tạo của mình.

4. Vấn đề cá nhân

Quá trình sáng tạo đòi hỏi sự tập trung – và tập trung trở nên khó khăn hơn khi bạn đang gặp phải những vấn đề cá nhân khiến bạn rối lòng và không tài nào tập trung được cho công việc.

Có 2 giải pháp mà bạn có thể thực hiện lúc này đó là ngừng làm việc, giải quyết triệt để vấn đề, hoặc vứt bỏ vấn đề qua 1 bên để tập trung vào công việc. Đối với lựa chọn thứ nhất, bạn có thể tìm sự giúp đỡ từ bạn bè, người thân và có thể là một kỳ nghỉ ngắn ngài để bạn có thể giải quyết triệt để vấn đề và có thể tập trung cho tương lai sự nghiệp của mình. Ở lựa chọn thứ hai bạn có thể xem công việc như nơi bạn trốn chạy khỏi những vấn đề cá nhân – một ốc đảo nơi bạn tập  trung và kiểm soát tốt sự sáng tạo của mình để tạm lánh cơn bão lòng, dùng công việc để đặt những vấn đề qua 1 bên và tập trung trong vài giờ hoặc vài ngày. Biết đâu sau khi xong việc bạn có thể nhìn nhận những vấn đề cá nhân bằng một góc nhìn mới thì sao.

5. Sự thiếu thốn dẫn đến cạn ý tưởng

Sự thiếu thốn ở đây không chỉ là sự thiếu thốn về mặt tiền bạc mà còn có thể là sự thiếu thốn về mặt thời gian, thiếu thốn về mặt kiến thức, về các mối quan hệ xã hội, hoặc thiếu thốn những công cụ, thiết bị hoặc những thứ khác mà bạn cần để hoàn thành công việc của mình.

Cũng như nguyên nhân dẫn đến sự cạn kiệt ý tưởng ở trên, bạn cũng có 2 giải pháp cho vấn đề này. Hoặc bạn có thể tiết kiệm, kêu gọi giúp đỡ để có thể tích lũy đủ những thứ mình cần hoặc bạn có thể tận dụng sự thiếu thốn để đẩy tính sáng tạo của mình lên một tầm cao mới. Nếu bạn có nghi ngờ về cách thứ hai, hãy nhớ rằng trong sự thiếu thốn con người mới càng sáng tạo, chẳng phải trong cái khó ló cái khôn sao!

6. Quá nhiều ý tưởng đến cùng một lúc

Đôi khi sự cạn kiệt ý tưởng không phải đến từ việc bạn không có ý tưởng gì, mà còn có thể vì bạn có quá nhiều ý tưởng nữa. Bạn có quá nhiều ý tưởng lớn, hoặc đôi khi bạn bị choáng ngợp bởi lượng thông tin và yêu cầu từ công việc. Bạn bị tê liệt bởi sự phân vân giữa chọn lựa và từ bỏ, hoặc đơn giản là bạn kiệt sức bởi làm việc quá tải.

Giải pháp giành cho loại cạn ý tưởng này cho bạn chính là: đã đến lúc giảm tải. Nếu bạn được yêu cầu quá nhiều việc, hãy cân nhắc và từ chối để tránh quá tải cho bản thân. Nếu bạn có quá nhiều ý tưởng, hãy viết chúng ra, đánh giá xem chúng có hoàn toàn hữu ích hay không, chọn phương án tốt nhất và giữ những ý tưởng còn lại để dự phòng cho sau này. Nếu bạn bị kiệt sức bởi làm việc quá nhiều, hãy cân nhắc một thời gian nghỉ ngơi hợp lý hoặc trả lời thư, viết báo cáo để “giải lao” khỏi công việc một lúc…

7. Gặp khó khăn trong giao tiếp

Việc cạn ý tưởng có thể diễn ra giữa người với người khi chúng ta có vấn đề về giao tiếp. Nếu bạn làm việc trong nhóm, căng thẳng là điều không thể tránh khỏi và điều này còn có thể ngăn bạn tập trung làm tốt công việc mà bạn giỏi nhất. Những vấn đề về giao tiếp giữa các thành viên trong nhóm có thể khiến bạn lo lắng về việc sản phẩm của mình có thể bị chê bai mà chẳng dám hỏi xin ý kiến để hoàn thiện nó. Điều này có thể đi từ lo lắng trở thành sự thật nếu bạn không cải thiện vấn đề trong giao tiếp. Việc gặp khó khăn trong giao tiếp còn có thể cản trở giữa bạn và cơ hội tiềm năng mà những người đồng nghiệp có thể mang lại cho bạn.

Giải pháp dành cho bạn lúc này: đây là lúc sự sáng tạo hòa hợp cùng khả năng giao tiếp. Hãy cố gắng cải thiện mối quan hệ, sự thấu hiểu và ảnh hưởng của bạn đối với đồng nghiệp của mình. Sự thoải mái trong bầu không khí làm việc sẽ có ích rất nhiều đối với sự snasg tạo cảu các các nhân. Điều này còn có thể giúp bạn nâng cao kỹ năng xã hội của mình nữa chứ!

 

Trên đây Kan Solution đã tổng hợp những nguyên nhân dẫn đến tình trạng cạn ý tưởng. Chúng tôi hy vọng bài viết này có ích cho bạn và hãy để lại ý kiến của mình ở phía dưới bạn nhé! Chúc bạn một ngày tốt lành và thật sáng tạo!