Có thể bạn vẫn chưa biết thực ra màu sắc trong thiết kế thương hiệu có ảnh hưởng rất lớn đối với tâm lý mua hàng của người tiêu dùng. Tuy nhiên, cách để ứng dụng màu sắc trong bộ nhận diện thương hiệu vẫn luôn là vấn đề không chỉ những người mới mà ngay cả các designer lâu năm trăn trở.Chúng không đơn thuần là khái niệm về màu sắc, mà nó còn chứa những ý nghĩa ẩn sâu sắc bên trong sự liên kết của những dải màu và sắc độ. Nếu bạn muốn tìm hiểu về ý nghĩa và cách ứng dụng những màu sắc này vào thiết kế của mình thì hãy cùng tham khảo bài viết ngày hôm nay của Kan Solution nhé!

Ý nghĩa và đại diện cho từng ngành của màu sắc trong thiết kế thương hiệu

Màu sắc có thể ảnh hưởng đến các hành vi của khách hàng. Chính vì vậy, trong việc thiết kế logo, việc chọn lựa màu sắc phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp chiếm được cảm tình của các khách hàng mục tiêu. Dưới đây là một số màu sắc cơ bản và ý nghĩa của chúng:

Màu đỏ

Màu đỏ có khả năng kích thích tuyến yên, làm tăng nhịp đập của tim và khiến cho người ta thở gấp. Phản ứng nội tạng của cơ thể khi tiếp xúc màu đỏ làm cho con người trở nên mạnh mẽ, năng nổ và kích thích. Chính vì thế, các quán ăn nhanh như KFC, McDonald’s thường dùng màu đỏ để làm màu sắc chủ đạo. Ngoài ra, màu đỏ còn gây cho người khác một sự đáp ứng say mê, cho dù không phải khi nào cũng đáp ứng theo hướng thuận lợi. Ví dụ, màu đỏ thường là biểu hiện của sự nguy hiểm. Nhìn chung, người châu Âu không mấy ưa thích màu đỏ, nhưng trái lại, đối với những người Á châu thì lại thường xem màu đỏ là biểu tượng của sự may mắn, thể hiện tinh thần quyết chiến, quyết thắng.

màu sắc trong thiết kế thương hiệu

Màu cam:

Màu cam tạo cảm giác tập thể, vui vẻ, cởi mở và tràn đầy sức sống. Theo các nghiên cứu cho thấy màu cam nhạt sẽ hấp dẫn với loại hàng hóa dành cho thị trường cao cấp, viện chăm sóc sắc đẹp dành cho phái nữ, dịch vụ y tế, khách sạn.

Màu vàng:

Cả phương Ðông lẫn phương Tây đều coi màu vàng là biểu tượng của mặt trời. Từ đó có thể thấy màu vàng thể hiện sự lạc quan, tích cực, nhẹ nhàng và ấm áp. Ngoài ra, màu vàng còn thể hiện sự sáng tạo và sinh lực. Mắt dễ dàng nhận ra màu vàng trước tiên, vì vậy các sản phẩm có màu vàng thường sẽ bắt mắt người mua hàng khi đặt trên kệ hàng cùng với các sản phẩm khác.

màu sắc trong thiết kế thương hiệu

Màu hồng:

Tín hiệu phát ra từ màu hồng sẽ khiến não bộ có cảm xúc mãnh liệt. Màu hồng đậm thể hiện sự trẻ trung, sinh lực tràn đầy, vui nhộn và sôi nổi. Màu hồng nhạt tạo cảm giác dễ mến, càng nhạt càng lãng mạn. Thông thường các sản phẩm không quá đắt tiền và có tính thời trang dành cho phụ nữ nên sử dụng màu hồng để đem lại hiệu quả bán hàng cao.

Màu xanh lá cây:

Màu xanh lá cây mang ý nghĩa về sức khỏe, sự tươi mát và êm đềm. Không những thế các gam màu đậm nhạt khác nhau cũng có ý nghĩa riêng biệt. Chẳng hạn như màu xanh lá cây đậm biểu trưng cho sự giàu có và thanh thế. Còn màu xanh lá cây nhạt lại thể hiện sự êm đềm và bình yên.

màu sắc trong thiết kế thương hiệu

Màu xanh:

Màu xanh sẽ tạo cảm giác về sự tin tưởng, có trách nhiệm về tài chính và tính bảo đảm. Khi nhắc đến màu xanh, người ta thường liên tưởng đến trời và biển, có cảm giác yên bình và dễ mến. Nếu bạn kinh doanh trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng thì nên chọn màu xanh làm màu logo vì nó truyền cho người ta sự ổn định và gợi lên sự tin cậy.

Màu tím:

Tím là màu thích hợp khi được sử dụng làm thương hiệu cho những sản phẩm mang tính sáng tạo cao. Đây là màu được pha trộn từ màu đỏ và xanh và có khả năng kích thích, gợi mở về những điều huyền bí, sự tinh vi và tâm linh. Bên cạnh đó, màu tím còn thường được gắn liền với hoàng tộc. Đặc biệt, màu tím nhạt sẽ có khả năng kích thích niềm hoài cổ và tính đa cảm.

màu sắc trong thiết kế thương hiệu

Màu đen:

Màu đen thể hiện tính táo bạo, nghiêm túc, quyền uy và cổ điển. Nó giúp tạo nên sự kịch tính và vẻ huyền bí. Màu đen thường phù hợp với các sản phẩm đắt tiền nhưng đồng thời cũng khiến cho nó trông có vẻ nặng nề.

Màu đen gợi sự quyền uy và cổ điển

Màu trắng:

Màu trắng có ý nghĩa tinh khiết, đơn giản, sạch sẽ và trong sáng. Mắt người nhận ra màu trắng là màu sáng nên sản phẩm có màu trắng thường nổi bật trước tiên. Các sản phẩm liên quan đến lứa tuổi nhi đồng và các sán phẩm liên quan đến sức khỏe sẽ thích hợp sử dụng màu trắng.

màu sắc trong thiết kế thương hiệu

Màu trắng gợi sự đơn giản trong sáng

Màu nâu:

Màu nâu thể hiện sự đơn giản, mộc mạc, bền bỉ và ổn định. Màu nâu của gốm tạo cảm giác giá trị. Đây là màu liên quan đến đất nên thích hợp cho các loại xe tải và các công ty hoạt động trong ngành công nghiệp. Tuy nhiên màu sắc này lại dễ khiến người ta có cảm giác thiếu tích cực vì cho rằng nó không sạch.

màu sắc trong thiết kế thương hiệu

Tâm lý màu sắc ảnh hưởng đến hành vi của khách hàng như thế nào?

Tâm lý học màu sắc là một trường phái nghiên cứu cho các nhà lãnh đạo, quản lý văn phòng, kiến trúc sư, người làm vườn, đầu bếp, thiết kế sản phẩm, thiết kế bao bì, các chủ cửa hàng… Màu sắc thật sự quan trọng và thành công đạt được phụ thuộc vào cách chúng ta sử dụng chúng.

Nếu chúng ta nhìn vào những màu mà các thương hiệu lớn đang dùng sẽ thấy, phần lớn sự lựa chọn màu sắc của họ là có chủ ý. Mỗi công ty đều đi tìm tác nhân khơi gợi nên một tình cảm, định hướng cảm xúc rất cụ thể

màu sắc trong thiết kế thương hiệu

Cách chọn màu sắc trong thiết kế thương hiệu

Màu chủ đạo

Hãy chọn màu cho hoạt động thương mại điện tử và sử dụng chúng làm thế mạnh của bạn. Hãy sử dụng màu chủ đạo nơi bạn muốn khach hàng thực hiện hành động nhất định, logo thương hiệu, màu chữ, banner,…

Những màu sắc khác nhau có khả năng thu hút những kiểu người mua sắm khác nhau và thậm chí còn có thể làm thay đổi hành vi của người tiêu dùng.

Màu sắc phải phản ánh câu chuyện thương hiệu và gắn kết với thông điệp mà bạn muốn truyền tải. Để có thể xác định màu sắc của thương hiệu bạn hãy trả lời cho những câu hỏi:

  • Bạn muốn khách hàng cảm thấy như thế nào?
  • Giá trị cốt lõi của thương hiệu bạn là gì?
  • Thương hiệu của bạn đại diện cho điều gì?

màu sắc trong thiết kế thương hiệumàu sắc trong thiết kế website

Màu bổ túc

Màu bổ túc bao gồm các màu tương phản như xanh – đỏ, cam – lam, vàng – tím,… nhưng ở sắc độ nhạt hơn. Các màu bổ túc khi đứng cạnh nhau thường làm nổi bật nhau một cách vừa phải, không gây nhức mắt cũng không tạo sự nhạt nhòa kém nổi bật. Những designer khi thiết kế thường sẽ dùng màu chủ đạo và màu tong cặp bổ túc của nó để tạo điểm nhấn, đặc biệt bạn có thể thấy khi thiết kế website, những màu này sẽ được ứng dụng vào để tạo call to action – kêu gọi hành động của đơn vị.

Bạn có thể sử dụng coolors.co để tự tạo bảng màu riêng cho mình

Màu nền

Thông thường các đơn vị kinh doanh online thường sử dụng màu nền sáng với sắc độ nhẹ để bán hàng. Mục đích của màu nền là phải làm nổi bật nội dung, cũng như tránh ảnh hưởng đến tâm lý của khách hàng khi cộng hưởng với màu sắc của sản phẩm, trọng tâm của một trang web bán hàng phải tập trung vào sản phẩm chứ không phải chỉ là một website đẹp.

Ảnh chụp sản phẩm

Tiếp thị điện tử phát triển kéo theo đó sự phát triển về mặt hình ảnh của các thương hiệu khi kể câu chuyện về thương hiệu mình. Việc sử dụng các hình ảnh có chất lượng cao  về sản phẩm và thương hiệu giúp đơn vị giới thiệu trải nghiệm và khơi dậy cảm giác thèm muốn của khách hàng.

Một số cách áp dụng màu sắc trong thiết kế thương hiệu website

Đương nhiên, khi thiết kế website, những màu sắc mà bạn đã đã chọn sẽ phối hợp với nhau để tạo nên một tổng thể website hoàn hảo mang lại cho bạn nhiều hưởng ứng tích cực. Nào, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số thiết kế website với màu sắc hợp lý nhé!

màu sắc trong thiết kế thương hiệu

Tông màu đỏ – vàng được ứng dụng cho website thiết kế nhà hàng

màu sắc trong thiết kế thương hiệu

Cặp màu bổ trợ tím – vàng với sắc độ vừa phải tạo nên sự thoải mái, thú vị cho người nhìn

Tông màu vàng gợi lên sự hân hoan, phấn khởi và cởi mở.

Bên cạnh được sử dụng cho ngành dịch vụ nhằm thúc đẩy cảm giác thèm ăn, màu vàng và đỏ còn được áp dụng cho các công ty như sự thúc giục hành động

Và còn nhiều ứng dụng khác của màu sắc trong thiết kế website mà bạn có thể tham khảo tại các giao diện mẫu do Kan Solution đã thực hiện. Hãy thường xuyên truy cập vào trang blog của KanS để cập nhật thêm những thông tin bổ ích về thiết kế, xây dựng website cũng kiến thức quản trị trang web, marketing nhé!