Chiến lược phát triển Website là gì? nó có thực sự cần thiết không?. Như bạn đã biết thì Website là công cụ hỗ trợ doanh nghiệp trên nền tảng internet, giúp doanh nghiệp kinh doanh thành công trong nhiều lĩnh vực. Chính vì vậy, Website luôn là đối tượng doanh nghiệp muốn phát triển. Bài viết dưới đây, Kan Solution trình bày về cách phát triển Website và đâu sẽ là chiến lược phù hợp để triển khai.
Hiểu đúng về chiến lược phát triển Website là gì?
Ngày nay, Website không chỉ còn là nơi quảng bá giới thiệu sản phẩm, dịch vụ mà còn được biết đến như là bộ mặt của doanh nghiệp nhằm khẳng định thương hiệu doanh nghiệp, xây dựng lòng tin với khách hàng, đối tác. Website được phát triển tốt thì việc kinh doanh của doanh nghiệp cũng sẽ một ngày đi lên, tuy nhiên việc phát triển một trang web cũng cần có một chiến lược cụ thể và nó phải thực sự là phù hợp. Vậy chiến lược phát triển Website là gì? Để hiểu một cách chính xác nhất về khái niệm này thì chúng ta sẽ đi tìm hiểu hai khái nhiệm là chiến lược là gì? Phát triển web là gì?.
Hiểu một cách đơn giản thì chiến lược là một chương trình, một kế hoạch được thực hiện bằng một hành động nhằm đạt được một mục tiêu cụ thể nào đó. Là tổng hợp các biện pháp, phương pháp, cách thức, cách làm để đạt đến các mục tiêu đề ra.
Phát triển Web được hiểu đơn giản là cách bạn chăm sóc Web sau khi đã sở hửu Website. Đây là bước xây dựng các tính năng trên Web để người dùng có thể làm việc trên đó , giúp web hoạt động ổn định hơn, hiệu quả hơn.
Và khi ta ghép hai khái niệm này với nhau thì có thể hiểu một cách đơn giản thì: Chiến lược phát triển Website là một chương trình, kế hoạch bao gồm các biện pháp, cách thức, phương pháp, cách làm để chăm sóc web nhằm hướng đến việc đạt được một mục tiêu cụ thể nào đó.
Xây dựng chiến lược phát triển Website để làm gì?
Khi triển khai các chiến lược phát triển Web thì cái đích đến của mỗi doanh nghiệp là khác nhau, đây là một kết quả nào đó mà doanh nghiệp mong muốn đạt được. VD: Doanh nghiệp triển khai chiến lược để có nhiều đơn hàng trên Website, triển khai để nhiều đối tác/ khách hàng biết đến Web của công ty,….
Các câu hỏi: Xây dựng chiến lược phát triển Web để làm gì? Hay Tại sao phải triển khai chiến lược này? đều sẽ bước đầu trong việc lên kế hoạch, việc xác định rõ mục tiêu cũng sẽ dễ trong việc định hướng được cách đi, các biện pháp để đạt được mục tiêu đó.
Website doanh nghiệp hoạt động tốt hơn
Nếu bạn hiểu: việc xây dựng chiến lược phát triển Web là để phát triển Website, giúp Web hoạt động ổn định hơn, tốt hơn là chưa đủ. Thông thường, trong các chiến lược phát triển Web thì việc trang Web công ty sẽ được chăm sóc tốt hơn chỉ là một cách để đạt đến mục tiêu. Hãy nói một cách chính xác là lấy Website làm trọng tâm của chiến lược, thông qua Website để đạt được mục tiêu hướng đến. Có thể nói rằng, khi chiến lược được phát triển tốt thì trang Web của doanh nghiệp sẽ có một tầm ảnh hưởng lớn trong một thời gian tương đối dài.
Nắm bắt được vị trí doanh nghiệp trên nền tảng internet
Bên cạnh đó khi tổ chức một chiến lược phát triển một trang web doanh nghiệp sẽ nắm bắt được vị trí của mình trên thị trường. Ngày nay, Website chính là nơi các doanh nghiệp khẳng định vị thế của mình trên internet, vì vậy triển khai chiến lược cũng giúp doanh nghiệp đo lường được mức độ phủ sóng của doanh nghiệp trên nền tảng công nghệ mạng.
Nâng cao hiệu quả kinh doanh
Dù mục tiêu của doanh nghiệp trong chiến lược là gì thì chắc hẳn sau chiến lược này thì việc kinh doanh của doanh nghiệp sẽ có chiều hướng khởi sắc. Việc này thể hiện ở chỗ độ phủ sóng của doanh nghiệp rộng hơn, nhiều người biết đến sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp hơn và có thêm nhiều khách hàng tiềm năng.
Nhận diện một chiến lược hiệu quả cho Website
Không phải cứ lên kế hoạch, có các bước đầy đủ thì đã là một chiến lược phát triển Website hiệu quả. Việc nhận diện, đánh giá được đâu là một chiến lược tốt, chiến lược hiệu quả sẽ tránh được việc triển khai nhưng không mang lại hiệu quả gì. Doanh nghiệp thường nhẫm lẫn giữa việc muốn làm và một chiến lược phát triển Web thực sự . Bạn phải rạch ròi giữa hai khái niệm này trước khi tổ chức một chiến lược liên quan đến Website.
Lấy ví dụ để dễ hình dung thì bạn có thể hiểu như này. Việc doanh nghiệp muốn làm ví dụ như: sắp tới tôi sẽ bán hàng trên Website, tôi sẽ cho khách hàng sử dụng dịch vụ trực tiếp trên Website,… Những điều đó chỉ là những việc doanh nghiệp sẽ làm, muốn làm, nó chưa phải là một chiến lược. Một chiến lược thực sự là ngoài phải làm gì thì bạn phải trả lười được vì sao phải làm, làm những cái đó để làm gì, chúng mang lại hiệu quả gì….
Khi doanh nghiệp tiến hành một chiến lược phát triển trang Web tốt thì sẽ không bị lãng phí nhân lực, vì đơn giản để thực hiện một chiến lược cần nhiều thời gian cũng như nhân lực của doanh nghiệp. Chiến lược không tốt kéo theo khi triển khai không đạt hiệu quả làm lãng phí thời gian, nguồn nhân lực, nhiều khi còn lãng phí ngân sách công ty. Và nếu là chiến lược xấu thì cũng như một thách thức đối với doanh nghiệp. Vì nhiều khi kết quả mang lại vượt xa mục tiêu đề ra ban đầu và đôi khi đó còn là rào càn trong viêc phát triển kinh doanh của doanh nghiệp.
Lập kế hoạch chiến lược phát triển Website
Chiến lược phát triển Website có ảnh hưởng không nhỏ đến với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vì vậy khi cho triển khai chiến lược thì trước hết doanh nghiệp của bạn cũng cần có một bản kế hoạch chi tiết. Điều này cũng tỷ lệ thuận với thành công của chiến lược. Sau đây là các bước lập kế hoạch chiến lược phát triển Website:
Bước 1: Xác định mục đích của chiến lược
Đây là bước không thể thiếu trong chiến lược phát triển Web nói riêng và bất kỳ chiến lược nào nói chung. Việc làm này giúp doanh nghiệp hình dung được những việc mình cần làm, phải làm và không nên làm. Có định hướng rõ ràng, tránh việc đi lệch lạc và có thể tập trung nhân lực một cách cao nhất.
Bước 2: Phân tích, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và rủi ro
Tại sao phải có bước này? Đây sẽ là cơ sở để triển khai chiến lược trong tương lai. Khi doanh nghiệp có khả năng đo lường, đặt bản thân vào trong tư thế sẵn sàng để đối mặt với mọi khó khăn, thách thức thì sẽ có phương án giải quyết cụ thể khi có vấn đề xảy ra. Phân tích các cơ hội và nguy cơ bao gồm việc đánh giá cả thị trường bên ngoài: thị hiếu khách hàng, đối thủ cạnh tranh, tình hình kinh tế thị trường,… Một chiến lược tốt là chiến lược có thể làm cho các điểm mạnh của tổ chức phù hợp với các cơ hội của môi trường bên ngoài.
Bước 3: Đặt ra các cột mốc mục tiêu
Tiếp đến sau khi đã xác định rõ mục đích và phân tích khả năng thì bước tiếp theo trong lập kế hoạch chiến lược phát triển Website là đề ra các cột mốc mục tiêu. Việc đặt ra mục tiêu là để thu hẹp khoảng cách hiện tại đến gần hơn với mục đích đề ra, đây còn được xem như một thước đo đánh giá một hoạt động nào đó của chiến lược
Bước 4: Xây dựng kế hoạch cho từng mục tiêu đề ra
Có mục tiêu thì tất nhiên phải có các hoạt động để hoàn thành mục tiêu, vì vậy bước tiếp theo của xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển Web chính ra lên kế hoạch những việc cần làm. Đây chính cốt lõi của chiến lược, việc không xác định được hoặc xác định không đúng những hoạt động cần triển khai sẽ khiến cho chiến lược chả đi về đâu và kết quả cuối cùng là thất bại.
Bước 5: Theo dõi tiến độ của chiến lược
Cuối cùng theo sát chiến lược để biết được chiến lược của doanh nghiệp có đang được vận hành đúng hay không
Kết luận
Xây dựng chiến lược phát triển Website rất quan trọng, vì vậy doanh nghiệp cần thực sự hiểu rõ về nó cũng như lên kế hoạch một cách chi tiết. Nếu bạn gặp khó khăn cho việc lên nội dung phát triển Website hãy liên hệ với chúng tôi: tư vấn chiến lược, lên nội dung, thiết kế giao diện Website,… và rất nhiều các dịch vụ hỗ trợ khác. Liên hệ Kan Solution ngay nhé!