Website hiện đang là phương thức kết nối online được lựa chọn nhiều, bởi lẽ sự tiện ích mà nó mang lại là rất lớn. Bạn có thể giới thiệu sản phẩm, dịch vụ và bán hàng trực tiếp trên đó. Từ đó xây dựng một lượng tương tác khách hàng ổn định. Chính vì vậy, xây dựng website đang được chú trọng và cũng là hình thức marketing mà các doanh nghiệp hướng đến. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở việc thiết kế website đẹp mắt, bạn cũng cần quan tâm đến việc phát triển website. Vậy phát triển website là gì?

Tổng quan về phát triển website

phát triển website

Phát triển website là việc tập trung vào các cơ chế cho phép website hoạt động chính xác, tạo ra trải nghiệm người dùng tốt hơn. Web developer chịu trách nhiệm biến các ý tưởng của nhà thiết kế web thành hiện thực và làm cho website hoạt động thông qua coding. Có hai loại chính trong việc phát triển website là front-end và back-end.

  • Front-end: Tập trung vào việc viết code để xác định cách website hiển thị các khái niệm của designer.
  • Back-end: Quản lý chính xác dữ liệu trong cơ sở dữ liệu website của bạn và cho phép dữ liệu đó hiển thị trên front-end của website.

Phát triển website là một công đoạn sau thiết kế website. Ở công đoạn này tập trung giải quyết vấn đề đó là các chương trình và tương tác của website. Nói một cách đơn giản là việc tổ chức website làm sao để người dùng dễ dàng thao tác và sử dụng. Tập trung giải quyết câu hỏi: Như thế nào để làm việc trên web và làm cách nào để khách hàng làm việc trên nó?

Để dễ hình dung hơn về phát triển website, ta sẽ phân biệt nó với những khái niệm khác có liên quan như thiết kế website và quản trị website

  • Thiết kế website 

Là việc tạo ra bộ mặt website hoàn chỉnh và trình bày các ý tưởng nội dung lên trên website. Diễn đạt tốt nhất ý tưởng nội dung của website. Từ bố cục, màu sắc, hình ảnh, … đến cách bố trí link sao cho thật hài hòa và hợp mắt người dùng

  • Quản trị website 

Là quá trình quản lý, bảo dưỡng và tối ưu hệ thống website giúp chúng vận hành trơn tru. Duy trì Server, sửa lỗi code, thiết kế, theo dõi traffic, bảo dưỡng. Ngoài ra còn quản lý content, đánh giá và tối ưu SEO…

Những yếu tố cần lưu ý khi xây dựng kế hoạch phát triển

Làm thế nào để website có được nhiều người biết đến? Đó là một công việc không đơn giản. Thử nghĩ nếu bạn chỉ xây dựng một website xong để đó, không chăm sóc, không phát triển nó thì việc đó không khác gì việc bạn đang vứt tiền của bạn qua cửa sổ cả. Thật sự rất phung phí ngân sách, đặc biệt là đối với các công ty lớn thì việc làm này càng tệ hại hơn.

Thay vào đó, sau khi thiết kế website bạn còn lên kế hoạch để phát triển website của mình, phát triển nó thành một công cụ hỗ trợ đặc lực nhất. Việc phát triển website cũng cần lên kế hoạch, sau đây là một số lưu ý cho bạn để phát triển website đạt hiệu quả nhất:

phát triển website

1. Tên miền (domain)

Tên miền là địa chỉ của trang web để phân biệt website này với website khác trên Internet. Bạn cần lựa chọn tên miền ngắn gọn, gắn liền với thương hiệu doanh nghiệp nhằm giúp khách hàng có thể dễ dàng, nhanh chóng ghi nhớ. Phần lớn một số khách hàng họ cảm thấy khó chịu khi gặp những tên miền dài ngoằng, khó nhớ. Và tất nhiên họ sẽ chẳng có lý do gì để nhớ những cái tên dài ngoằng đó cả. Ngoài ra việc tên miền được đặt theo tên thương hiệu sản phẩm, tên công ty thì bạn sẽ chẳng phải lo lắng việc có người dùng tên miền trùng với thương hiệu của bạn. Vì trên nguyên tắc của việc mua tên miền là ai mua trước sẽ được sử dụng. Đuôi tên miền được sử dụng thông dụng nhất: “.com”, “.vn”, “.com.vn”.

2. Hosting

Hosting là nơi lưu trữ toàn bộ dữ liệu của website, bởi vậy bạn cần xác định rõ nhu cầu sử dụng để lựa chọn gói hosting có dung lượng phù hợp, tránh tình trạng thừa dung lượng gây lãng phí hoặc thiếu dung lượng gây khó khăn cho việc lưu trữ/ phát triển website sau này. Do đó, hãy nhìn bao quát cả website của bạn, xác định dung lượng cần dùng của website, để lựa chọn gói hosting phù hợp, tránh lãng phí ngân sách

3. Nền tảng web

Nền tảng website là hệ thống hỗ trợ việc xây dựng, quản trị nội dung website trên internet, cho phép người dùng thiết kế bố cục web theo phong cách mình muốn

Các nền tảng website được sử dụng rộng rãi hiện nay phải kể đến như: HTML5, CSS3, PHP… Mỗi loại nền tảng đều có lợi thế và hạn chế riêng nên bạn có thể tìm hiểu chi tiết và lựa chọn ngôn ngữ thiết kế web cho phù hợp.

4. Nội dung web

Người dùng truy cập website là để tìm kiếm thông tin, do đó khi xác định làm website, doanh nghiệp cần chuẩn bị nội dung đầy đủ, chất lượng, tập trung truyền tải thông tin đến đối tượng mục tiêu, xây dựng bài viết theo các từ khóa có thứ hạng cao trong lĩnh vực của mình.

Xác định mục tiêu thiết kế trang web là gì: Trả lời câu hỏi thiết kế trang web này để làm gì? Là website bán hàng, website công ty hay thương mại điện tử…. Ngoài ra cũng phải xác định đối tượng khách hàng mình nhằm đến  là ai để có thể xây dựng nội dung dễ thu hút khách hàng.

Nội dung là yếu tố quan trọng quyết định việc web của bạn có đủ sức hấp dẫn người dùng hay không. Vì vậy khi phát triển website cũng cần để ý và dành thời gian để nghiên cứu nó cho phù hợp với hiện tại.

5. Giao diện web

Chú trọng xây dựng giao diện web. Một website có thể gây ấn tượng mạnh với khách hàng hay không phụ thuộc vào giao diện website của bạn . Vì vậy, đầu tư vào giao diện cũng là cách để phát triển website

Bạn có thể lựa chọn các template đơn giản, đẹp mắt và chuyên nghiệp nhất có thể, thân thiện với các thiết bị di động và mọi trình duyệt web, gia tăng trải nghiệm của người dùng. Xây dựng bố cục (layout) gọn gàng và thu hút sẽ khiến giữ chân khách hàng của bạn ở lại website lâu hơn. Thay đổi giao diện mới cho website để luôn phù hợp với xu hướng hiện nay.

Bạn cũng cần quan tâm đến các yếu tố như: sitemap; backgroud; hình ảnh; màu sắc; font chữ, header – footer; Button;…. Những yếu tố này cũng có thể làm giao diện web của bạn trở nên không đẹp mắt, thiếu chuyên nghiệp.

6. Chú trọng tương tác khách hàng

Ngoài việc bạn phải thường xuyên cập nhật nội dung, đổi mới giao diện thì bạn cũng cần quan tâm đến vấn đề tương tác khách hàng trên trang web của bạn. Tương tác không chỉ dừng lại việc bạn liên lạc, trao đổi khách hàng trực tiếp khi cần thông qua các hình thức như live chat, điện thoại, email mà còn là sự đánh giá, phản hồi của họ sau quá trình trải nghiệm sản phẩm của bạn.

Việc để người truy cập trang web thấy được sự tương tác này sẽ càng làm cho niềm tin của khách hàng về bạn cao hơn. Họ sẽ an tâm hơn, vui vẻ hơn khi mua sắm. Từ đó, bạn sẽ có một nguồn khách hàng quen thuộc thực sự tiềm năng, hỗ trợ rất lớn cho những mô hình kinh doanh trực tuyến.

Vấn đề bảo mật thông tin khách hàng cũng cần quan tâm. Bạn cũng cần xây dựng tính bảo mật thông tin khách hàng tốt, để khi họ truy cập và để lại thông tin trên website của bạn họ sẽ không phải lo lắng vấn đề thông tin của họ bị rò rỉ ra bên ngoài

7. Tối ưu các công cụ tìm kiếm, tương thích mọi trình duyệt

Một website được đầu tư phát triển tốt là việc khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm đến website của bạn. Bạn nên triệt để tối ưu các công cụ tìm kiếm, sử dụng được ở các trình duyệt phổ biến hiện nay như: Google chrome; Firefox; Cốc Cốc; Safari,…. để khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm bạn khi họ sử dụng internet.