Quản trị server giúp cài đặt, hỗ trợ và quản lý mạng và hệ thống máy tính giúp thông tin luôn được lưu thông; cùng với sự phát triển của ngành công nghệ thông tin, quản trị server là một yếu tố không thể thiếu của doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ quản trị máy chủ là gì cũng như tầm quan trọng của việc quản trị server. Vậy hôm nay chúng ta hãy cùng Kan Solution tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!

Quản trị máy chủ là gì?

Server là gì?

Server (còn được gọi với tên khác là máy chủ): là một máy tính được kết nối mạng, cần có IP tĩnh và có khả năng xử lý cao. Server (Máy chủ) cho phép khách hàng giới thiệu lập trình  nhằm phục vụ cho các máy trạm phù hợp truy cập để yêu cầu cung cấp các dịch vụ và tài nguyên.

Server là một máy chủ có khả năng cung cấp và lưu trữ những thông tin phục vụ Client của người dùng. Các Client sẽ gửi những thông tin truy vấn về dữ liệu đến server thông qua sự hỗ trợ của mạng Internet. Nói cách khác, server sẽ được xem như một nhà cung cấp các tài nguyên hay những sản phẩm, dịch vụ đến các đại lý (máy tính). Đối với mỗi đại lý, server đều sẽ thực hiện việc cung cấp thông tin, các đại lý này không chỉ có thể nhận tài nguyên từ một server mà có thể nhận từ nhiều server khác.

Khá nhiều người vẫn giữ suy nghĩ rằng server chỉ có vai trò trung gian truyền dữ liệu. Tuy nhiên thật ra suy nghĩ này vẫn chưa thật sự chính xác. Dữ liệu sau khi được đưa vào bên trong server đều sẽ được xử lý sao cho phù hợp với yêu của các Client. Do đó, server sẽ không đơn thuần là truyền dữ liệu mà còn xử lý dữ liệu trước khi xuất đến các máy con.

Quản trị máy chủ là gì?

Quản trị máy chủ (server) là biến đổi để lập kế hoạch, tổ chức, hướng đến sự phù hợp của hoạt động Server. Theo đó, hoạt động sử dụng tài sản được diễn ra theo kế hoạch để đạt được thành tích và các mục tiêu đã đề ra. Quá trình quản trị cũng song hành với việc kiểm tra, theo dõi, kịp thời phát hiện và khắc phục các vấn đề kỹ thuật cũng như lỗi phát sinh trên máy chủ, giúp máy chủ hoạt động trong trạng thái duy trì ổn định và hiệu suất cao nhất.

Hiện nay, các doanh nghiệp thương mại ở khắp mọi nơi đều phải có người quản trị máy chủ để phục vụ doanh nghiệp của họ. Server cần một giám đốc có thể tiếp cận  xử lý các vấn đề về PC. Do đó, trong thời gian ngắn nếu bạn đang tìm kiếm các phương pháp tiếp cận thâm nhập vào một doanh nghiệp có tiềm năng phát triển đường dài, tổ chức và bảo trì máy chủ server sẽ là một lựa chọn thuận lợi.

quản trị máy chủ

Tầm quan trọng của quản trị server

Quản lý server đóng vai trò vô cùng quan trọng ở bất kỳ tổ chức hay doanh nghiệp nào hiện nay. Máy chủ là nơi lưu trữ toàn bộ thông tin, các chương trình điều khiển hệ thống máy trạm cũng như dữ liệu khách hàng, hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, với khối lượng dữ liệu lớn điều này đồng nghĩa với hiệu suất làm việc của server ngày càng dần kém đi.

Điều này vô hình chung sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến máy chủ cũng như hoạt động kinh doanh, uy tín doanh nghiệp trên thị trường. Chình vì vậy mà quản trị máy chủ đóng vai trò cực kỳ quan trọng, giúp các doanh nghiệp giải quyết nhanh chóng các vấn đề lỗi có thể xảy ra.

Công việc chính của quản trị viên máy chủ

Các công việc của nhà quản lý server cần làm phụ thuộc vào mô hình hệ thống máy chủ của doanh nghiệp. Mỗi một môi trường làm việc khác nhau sẽ yêu cầu thực hiện các công việc đặc thù. Đây được đánh giá là một công việc có tính thử thách cao nhưng lại cực kỳ hấp dẫn đối với nhân viên ngành công nghệ.

Công việc chính của nhà quản trị máy chủ

ArchitWeb

Các nhà quản trị máy chủ là những người chịu trách nhiệm về server, work station và mạng của công ty, đồng thời phụ trách thêm nhiều trách nhiệm khác nhằm đảm bảo cho hệ thống của công ty được hoạt động một cách tốt nhất. Họ có thể cài đặt các chương trình, phần mềm, cập nhật hệ điều hành với các phiên bản mới nhất, quản lý chính sách bảo mật của server và thêm user.

Những quản trị server theo dõi dữ liệu đi vào và ra khỏi mạng và thường chịu trách nhiệm giữ an toàn cho mạng, do đó, quản trị viên server cũng có thể giải đáp các lo ngại về an ninh mạng bằng cách thắt chặt cài đặt tường lửa.

Bên cạnh sự am hiểu về các phần mềm, mỗi nhà quản lý server cần có khả năng thay thế hoặc thêm phần cứng mới vào server, workstation hay thiết bị mạng và có thể sửa chữa bất kỳ sự cố nào trong một khoảng thời gian tương thích. Đôi khi quản trị server cần phải làm việc ngoài giờ để đảm bảo hệ thống máy tính của công ty tiếp tục hoạt động trơn tru.

Môi trường làm việc của các nhà quản trị máy chủ

Những nhà quản trị server thường làm việc cho các doanh nghiệp có lượng truy cập cao. Hầu hết các nhiệm vụ của quản trị server được hoàn thành trong giờ làm việc thông thường. Tuy nhiên, việc nâng cấp hệ thống mới hoặc sửa lỗi server phải được hoàn thành trong những buổi thêm giờ vào ban đêm hoặc vào cuối tuần. Đây là lúc lưu lượng truy cập trang web và hoạt động văn phòng sẽ ở mức thấp nhất để ít ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.

Tóm lại, thời gian làm việc của các nhà quản lý server không có tính chất cố định. Họ luôn phải sẵn sàng làm việc bất kỳ lúc nào khi máy chủ gặp sự cố.

Quản trị server là gì? Công việc quản trị server là làm gì?

Những loại server phổ biến trên thị trường hiện nay

Dedicated server

Dedicated server là một máy chủ riêng biệt, chạy trên nền tảng một máy chủ vật lý. Dedicated server được đặt tại trung tâm dữ liệu và có hệ thống điện, mạng internet, hệ thống báo cháy, UPS, nguồn điện dự phòng và tất cả các tài nguyên nhằm đảm bảo máy chủ hoạt động liên tục, bảo mật cao.

Advantages of Using a Dedicated Server - Eltris

Ưu điểm của dedicated server

Dedicated server mang đến những lợi ích sau cho người dùng:

  • Không bị hạn chế tài nguyên nhờ khả năng nâng cấp phần mềm và phần cứng linh hoạt.
  • Cấu hình chuyên dụng cao, nền tảng hệ thống chắc chắn.
  • Khả năng quản lý linh hoạt thông qua việc người dùng được phép truy cập, chia sẻ dữ liệu mọi lúc mọi nơi, và bằng bất kỳ thiết bị kết nối internet nào như máy tính, thiết bị di động.
  • Người dùng tùy ý tối ưu tài nguyên để phục vụ tốt nhất cho hoạt động của doanh nghiệp.
  • Tiết kiệm chi phí vì người dùng có thể chạy cùng lúc nhiều website mà không cần đầu tư thêm các hosting khác.

Nhược điểm của Dedicated server là chi phí triển khai khá đắt đỏ, do đó hình thức này chỉ phù hợp cho các doanh nghiệp lớn có tiềm lực về kinh tế

Virtual Private Server

Virtual Private Server hay còn gọi là máy chủ riêng ảo là loại máy chủ được tạo ra nhờ vào công nghệ ảo hóa. Nhờ đó, mỗi VPS hoàn toàn có đủ khả năng để chứa được đến hàng trăm hosting khác. Thông thường, đây là loại máy chủ được sử dụng đối với quá trình xây dựng hệ thống Mail Server, Web Server hoặc Backup hay Storage Server.

VPS là gì? Những điều mà bạn cần phải biết về VPS

Ưu điểm của dedicated server

  • Dịch vụ lưu trữ này nhanh và đáng tin cậy hơn dạng lưu trữ Shared Hosting.
  • Cài đặt và kích hoạt nhanh khoảng 5  – 10 phút.
  • An toàn với người dùng nhờ tính năng bảo mật cao.
  • Chi phí sử dụng rẻ giúp bạn tiết kiệm ngân sách hơn hẳn so với đầu tư máy chủ riêng.
  • Cho phép người dùng quản lý máy chủ ảo của mình.
  • Khả năng mở rộng của Virtual Private Server khá linh hoạt và dễ dàng.
  • Nhà cung cấp Virtual Private Server hỗ trợ kỹ thuật tốt, thích hợp với những người chưa có nền tảng kỹ thuật.

Tuy nhiên, loại server trên cũng tồn tại những nhược điểm riêng. Nhìn chung, chi phí thuê Virtual Private Server vẫn sẽ cao hơn dịch vụ Shared Hosting. Bên cạnh đó, Virtual Private Server cũng khó sử dụng hơn một chút do chúng cung cấp quyền hạn cho nhiều người dùng cùng lúc.

Cloud Server

Cloud server là hệ thống máy chủ được ảo hóa trên nền tảng điện toán đám mây. Việc ảo hóa trên các cụm máy chủ vật lý mạnh mẽ giúp hệ thống của doanh nghiệp luôn ổn định, sẵn sàng cao, không bị tắc nghẽn khi có lượng truy cập lớn. Với lượng tài nguyên dự phòng lớn, máy chủ ảo cloud cho phép doanh nghiệp mở rộng tài nguyên gần như ngay lập tức bất cứ khi nào có nhu cầu. Lúc này doanh nghiệp không cần tốn thời gian chờ đợi mua thêm thiết bị để mở rộng/ thay thế hay lo ngại việc dừng dịch vụ quá lâu gây thiệt hại đến sản xuất kinh doanh.

quản trị máy chủ

  • Cloud Server linh hoạt trong việc nâng, hạ cấp tài nguyên giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí và thời gian hiệu quả.
  • Hệ thống được sao lưu riêng đảm bảo không mất dữ liệu khi máy gặp sự cố.
  • Hệ thống Cloud Server luôn hoạt động ổn định và có thiết lập dự phòng, tự động thay thế khi có vấn đề.
  • Quản lý dịch vụ Cloud Server dễ dàng và thuận tiện với công nghệ điện toán đám mây. Bạn chỉ cần có Internet là có thể đơn giản hoá mọi thao tác quản trị mà không cần có kiến thức sâu về công nghệ.
  • Tiết kiệm được chi phí cho doanh nghiệp, giảm chi phí thuê nhân sự, vận hành, bảo trì…

Cũng như những loại hình server trên, cloud server cũng tồn tại một số nhược điểm như vấn đề bằng thông phụ thuộc vào đường truyền mạng, quyền kiểm soát hạn chế, quyền riêng tư không cao và dễ bị tấn công.

Như vậy là bạn đã nắm được những kiến thức cơ bản về quản trị máy chủ rồi đấy! Bạn có thể để lại bình luận mọi thắc mắc của mình ở dưới và hãy thường xuyên truy cập vào trang Blog của Kan Solution để luôn cập nhật những tin tức bổ ích và mới nhất về các kiến thức công nghệ nhé!