Website là công cụ hỗ trỡ đắc lực của doanh nghiệp, mà để công cụ luôn được sử dụng một cách tối ưu nhất thì tất nhiên công đoạn chăm sóc chúng cũng không thể bỏ qua. Có hai khái niệm về vấn đề này luôn bị nhầm lẫn với nhau là quản lý và quản trị Website. Vậy bạn đã thực sự hiểu nó là gì chưa?

Quản lý Website là gì? Là quản trị Website hay là một khái niệm khác? Và nếu bắt buộc phải quản lý trang web thì cách quản lý là như thế nào?… Đây chắc hẳn là những câu hỏi xuất hiện nhiều nhất khi nghe đến từ quản lý Website. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc tìm hiểu về chúng vậy thì hãy để Kan Solution giải đáp giúp bạn qua bài viết dưới đây.

Quản lý Website là gì?

Trước hết để hiểu về quản lý Website là gì? ta phải tìm hiểu về khái nhiệm quản lý là gì?. 

Quản lý website là gì?

Quản lý là sự tác động liên tục có định hướng, có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đối với đối tượng được quản lý. Quản lý nắm vai trò chỉ huy, điều khiển, liên kết các yếu tố tham gia, các hoạt động thành một thể thống nhất nhằm đạt đến mục tiêu xác định. Như vậy, khi nói đến quản lý Website thì ta có thể hình dùng là trang web lúc này chính là đối tượng mà chủ thể quản lý cần quản lý. Nói một cách cụ thể thì quản lý trang web là một hoạt động có định hướng, mục đích rõ ràng được thực hiện liên tục các yếu tố, hoạt động liên quan đến Website thành một thể thống nhất hướng đến một mục tiêu đề ra.

Quản lý trang web là sự tác động có mục đích của các chủ thể quản lý ( có thể hiểu là doanh nghiệp, chủ sở hữu website) đối với website. Nhằm liên kết, kết nối các hoạt động của Website đi đến theo một hướng nhất định và đến gần hơn với mục tiêu đã đề ra trước đó. Mục đích và nhiệm vụ chính của quản lý trang web là điều khiển, chỉ đạo các hoạt động diễn ra trên Website tạo thành một thể thống nhất

Quản lý trang web có phải là quản trị trang web không?

Để làm rõ thêm vấn đề ở đây là quản lý website có giống với quản trị website không ta cũng tìm hiểu về khái nhiệm quản trị web và so sánh giữa 2 khái niệm với nhau:

Quản trị trang web là gì?

Quản trị website là bao gồm các công việc như: Duy trì Server, sửa lỗi code, thiết kế, theo dõi traffic, bảo dưỡng. Ngoài ra còn quản lý content, đánh giá và tối ưu SEO… nhằm đảm bảo website vận hành trơn tru cũng như nâng cao trải nghiệm người dùng.

 

 

Một số công việc thường gặp của quản trị viên bao gồm: Nhìn chung, công việc quản trị Website liên quan đến 3 nhiệm vụ chính: bảo mật Website, quản lý nội dung và hỗ trợ trang Web.

  • Duy trì server
  • Tối ưu tốc độ tải trang
  • Đăng ký tên miền
  • Cài đặt plugin
  • Xây dựng các thành tố của website
  • Thiết kế logo và nội dung giới thiệu công ty
  • Sửa lỗi code
  • Lỗi kỹ thuật
  • Theo dõi traffic
  • Quản lý content up lên website
  • Đánh giá SEO và đảm bảo vấn đề bảo mật website của bạn để tránh bị hacker xâm nhập

Điểm khác biệt giữa quản lý và quản trị trang web

Hai khái niệm quản trị và quản lý trang web thường bị nhầm lẫn với nhau, bởi đây đều là những hoạt động thực hiện trên website để nhằm đến mục tiêu nào đó. Tuy nhiên, đây hoàn toàn là khái niệm khác nhau. Quản lý Website là quản lý tất cả các hoạt động của Website sao cho thành một thể thống nhất, nó sẽ bao gồm luôn hoạt động quản trị Website trong đó. Có 2 điểm khác biệt mà khi phân tích khái niệm cho chúng ta thấy:

Thứ nhất, điểm khác biệt rõ ràng nhất đến từ hai khái niệm này chính là chức năng và chúng giữ vai trò khác nhau đối với website

  • Quản trị trang web: Chức năng chính của quản lý trang web chính là giúp Website được vận hành một cách trơn chu, nâng cao trải nghiệm người dùng. Vai trò của những công việc quản trị trang web là phải luôn tìm mọi cách để trang web được hoạt động một cách tốt nhất, nội dung hiển thị trên trang web luôn được tối ưu cao
  • Quản lý trang web: Thông thường một Website thường bao gồm nhiều hoạt động. VD: hoạt động bán hàng, hoạt động thanh toán, hoạt động tư vấn, chăm sóc khách hàng, quản trị web,….Và tất nhiên thì các hoạt động này đều hướng đến việc phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Lúc này, chức năng của nhà quản lý trang web sẽ là quản lý các hoạt động này, đảm bảo hoạt động đúng theo kế hoạch đã vạch định sẵn hướng đến mục đích chính.

Thứ hai, quản trị web khác quản lý web ở chỗ nếu quản trị web tập trung vào đối tượng còn quản lý lại tập trung vào công việc liên quan đến đối tượng đó. Đơn giản mà nói là khác nhau ở chỗ đối tượng nhắm đến

  • Đối tượng của quản trị web là Website
  • Đối tượng của quản lý web là các công việc của Website

Cách quản lý Website hiệu quả

Website được ví như là công ty, cửa hàng trên nền tảng internet vì vậy nó bao gồm rất nhiều công việc khác nhau và hoạt động nào cũng quan trọng, cùng cần thiết với web. Do đó, nếu không được quản lý một cách hiệu quả thì rất có thể doanh nghiệp sẽ không hiểu về trang web của mình có đang thực sự được vận hành, phát triển tốt không. Khi quản lý web thì bạn cũng cần quan tâm đến một vài lưu ý sau đây:

1. Lên kế hoạch cụ thể, chi tiết cho tất cả công việc thực hiện trên Website và đặt mục tiêu cho từng công việc

quản lý website bằng cách lên kế hoạch

Tại sao cần lên kế hoạch cụ thể, chi tiết? Câu trả lời chính là giúp bạn kiểm soát được số lượng công việc thực hiện trên trang web cần quản lý. Khi có kế hoạch sẵn bạn sẽ biết mình phải làm gì? làm gì đầu tiên? ngoài ra cũng tránh được tình trạng bỏ quên một hoạt động nào đó.

Mỗi một hoạt đông, công việc bạn cũng nên đặt ra các mục tiêu cho chúng. Mục tiêu sẽ giúp bạn có động lực để thực hiện, để bắt đầu. Và là nấc thang đưa bạn đến gần với mục tiêu chính.

2. Đặt lịch hẹn cho công việc và nhắc nhở khi công việc bị bỏ quên

Quản lý website bằng cách lên lịch hẹn

Đứng quên đặt lịch hẹn cũng như giới hạn thời gian cho hoạt động/ công việc cần làm trên Website. Đặt giới hạn thời gian hiệu quả có thể ảnh hưởng đến hiệu quả công việc: quá ngắn thì không làm kịp, quá dài thì công việc bị dàn trải, nhiều khi bị xót.

Tiếp theo, cách quản lý web hiệu quả đến từ việc bạn theo dõi các hoạt động đã được vạch sẵn và lên tiếng nhắc nhở khi hoạt động đó chưa thực hiện đúng như kế hoạch đề ra.

3. Đánh giá hiệu quả công việc theo từng giai đoạn

Quản lý website bằng cách đánh giá

Và tất nhiên thì việc tổng kết, đánh giá công việc theo từng giai đoạn thì rất quan trọng, giúp bạn nhìn nhận được quá trình. Bạn sẽ có cái nhìn tổng thể về hiệu quả công việc đạt được và đo lường liệu các kết quả đạt được này có đi đúng định hướng mà được đề ra hay không.

Lợi ích đến từ việc Website được quản lý hiệu quả

Quản lý website hiệu quả

 

Website là một tài nguyên quý giá, nếu bạn quản lý và khai thác một cách hợp lý thì bạn sẽ nhận được rất nhiều giá trị. Website không chỉ được coi là nơi thu hút các khách hàng tiềm năng mà còn tượng trưng cho bộ mặt của cả công ty. Chính vì vậy, việc xây dựng và chăm sóc Website là điều cực kỳ quan trọng để thúc đẩy lưu lượng truy cập và mở rộng thị trường mục tiêu.

Bên cạnh những giá trị mà bạn nhận lại được như việc Website hoạt động ổn định, lượng traffic tăng mạnh, vận hành Website theo quy trình, dễ dàng theo dõi, đánh giá kết quả.  Thì ngoài ra bạn sẽ nhìn thấy các lợi ích có thể kể đến sau đây:

  • Xác định được công việc/ hoạt đông chính cần thực hiện với Website. Tránh việc bị bỏ quên công việc cần làm cũng như các công việc dư thừa, không cần thiết với trang web
  • Sắp xếp thời gian, phân bổ nguồn nhân lực hiệu quả đảm bảo đi đúng tiến độ, mục tiêu mong muốn. Các nguồn nhân lực đều được thực hiện đúng năng lực cũng như vị trí của mình
  • Tránh việc lãng phí nguồn tài nguyên, chi phí. Chi phí để thực hiện các công việc liên quan đến web cũng được lên kế hoạch một cách cụ thể thông qua quản lý trang web

Tổng kết

Tóm lại, thì quản lý hay quản trị web đều rất quan trọng đối với một trang web. Việc bạn có một đội ngũ nhân viên dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực này sẽ giúp ích rất nhiều cho việc phát triển Website. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn chưa có đủ nhân lực để tiến hành các hoạt động trên thì hãy sử dụng dịch vụ của Kan Solution.

Kan Solution là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý, quản trị Website, quản trị nội dung,… với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp sẽ là bạn cùng hành giúp bạn giải quyết những khó khăn liên quan đến Website mà bạn gặp phải. Liên hệ chúng tôi để được tư vấn kỹ hơn.

Bài viết liên quan

Cấu trúc website là gì? Vai trò và Cách xây dựng cấu trúc website.

Website của bạn cần phải có cấu trúc xác định vì nếu không có cấu...

Hướng dẫn toàn diện về chăm sóc website hiệu quả

Việc chăm sóc website không chỉ đơn thuần là tạo ra một nền tảng trực...

Duy trì website bạn cần mất những chi phí gì?

Hiện nay, Website là một công cụ hỗ trợ kinh doanh của doanh nghiệp, đặc...

Tối ưu hoá trang web: Trải nghiệm người dùng và SEO

Tối ưu hoá trang web để làm gì?, nó có thật sự cần thiết khi...

Quản trị Website làm những gì? Có nên thuê dịch vụ quản trị web

Quản trị website là một việc rất cần đối với website, giúp website vận hành...

Tại sao cần quản trị Web khi đã đầu tư thiết kế Website?

Tại sao cần quản trị Web? Khi thiết kế Website đã mất rất nhiều thời...

Dịch vụ viết bài cho Website lên TOP Google

Bạn đã nghe về viết bài cho Website chưa? Dịch vụ viết bài cho Website...

Hướng dẫn cài đặt thanh toán MoMo với Woocommerce

Plugin thanh toán trực tuyến WooCommerce với Cổng thanh toán MoMo (ATM, Credit Card, Qr...

Nên dùng dịch vụ hay tuyển nhân viên quản trị nội dung web

Hầu như tất các doanh nghiệp hiện nay đều có hệ thống website, được đầu...